Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 32

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 32

  • 30/08/2021
  • 50 Câu hỏi
  • 281 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng - Phần 32. Tài liệu bao gồm 50 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

60 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Nhận định nào dưới đây mô tả hệ thống làm lạnh giải nhiệt bằng nước:

A. Tác nhân lạnh bay hơi để làm lạnh trực tiếp không khí tại bộ xử lý không khí AHU

B. Hơi tác nhân lạnh ngưng tụ ở 40°C trong bộ trao đổi nhiệt được làm mát bằng không khí

C. Bơm nước làm mát tuần hoàn giữa thiết bị ngưng tụ và tháp giải nhiệt

D. Hơi tác nhân lạnh áp suất thấp ngưng tụ và xả nhiệt ẩn trong nhà ra môi trường ngoài thông qua tháp giải nhiệt nước

Câu 2: Mục đích sử dụng biểu đồ I-d trong tính toán thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí?

A. Biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ khí truyền qua tường

B. Tính toán nhu cầu nhiệt ẩn

C. Tính toán nhu cầu nhiệt hiện

D. Biểu diễn các thông số vật lý của không khí ẩm

Câu 3: Trong các phòng có sinh bụi, các miệng thổi gió có thể được bố chí:

A. Trên cao và tạo luồng gió từ trên xuống

B. Bên cạnh và tạo luồng gió đi ngang vào vùng làm việc

C. Trong vùng làm việc và thổi từ dưới lên

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 5: Độ kín của đường ống gió cấp K (kín) được áp dụng cho các trường hợp:

A. Đường ống đi ngang qua của các hệ thống thông gió chung khi áp suất tĩnh tại quạt lớn hơn 1400 Pa

B. Đường ống của tất cả các hệ thống hút thải cục bộ

C. Đường ống của hệ thống ĐHKK

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 6: Đối với nhà ở, phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho:

A. Phòng khách

B. Phòng ngủ

C. Phòng bếp

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 9: Đối với nhà văn phòng, phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho:

A. Khu nấu ăn

B. Phòng in ấn và photocopy

C. Phòng vệ sinh; phòng giặt

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 10: Nhận định nào dưới đây về khối lượng riêng của không khí ẩm là đúng:

A. Giảm khi áp suất không khí giảm

B. Tăng khi nhiệt độ không khí tăng

C. Phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất không khí

D. Tăng khi vận tốc không khí tăng

Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng với thiết bị lọc không khí dùng trong bộ xử lý AHU trong hệ thống điều hòa không khí:

A. Tổn thất áp suất qua bộ lọc không khí sẽ giảm khi nồng độ bụi tăng

B. Lượng bụi bám trên bề mặt bộ lọc không khí không làm giảm lưu lượng gió cấp vào phòng

C. Bộ lọc không khí ngăn được hoàn toàn lượng bụi bẩn đi vào từ bên ngoài công trình

D. Lượng bụi bám trên bề mặt thiết bị lọc bụi làm giảm lưu lượng gió cấp vào nhà

Câu 15: Những phòng nào sau đây không yêu cầu thông gió hút khói:

A. Các hành lang sử dụng các buồng thang bộ không nhiễm khói của các nhà công năng khác nhau

B. Các sảnh chung sử dụng các buồng thang bộ không nhiễm khói của các nhà công năng khác nhau

C. Các gian phòng được trang bị thiết bị chữa cháy tự động bằng khí hoặc bột

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 23: Điều gì xảy ra khi tháp giải nhiệt vận hành:

A. Không cần sử dụng năng lượng

B. Luôn sạch sẽ vì nước giải nhiệt được bơm tuần hoàn

C. Là nơi hứng nhận bụi bẩn từ không khí xung quanh

D. Là nơi lọc rửa nước giải nhiệt

Câu 24: Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5687:2010 được áp dụng khi thiết kế và lắp đặt các hệ thống thông gió – điều hòa không khí (TG-ĐHKK) cho:

A. Các công trình hầm trú ẩn; hầm mỏ

B. Các hệ thống thiết bị công nghệ và thiết bị điện

C. Các hệ thống sưởi ấm trung tâm bằng nước nóng hoặc hơi nước

D. Các công trình kiến trúc nhà ở, công trình công cộng và công trình công nghiệp

Câu 25: Khi thiết kế TG-ĐHKK phải đảm bảo các điều kiện sau:

A. Vi khí hậu và độ trong sạch của môi trường không khí tiêu chuẩn trong vùng làm việc

B. Độ ồn và độ rung tiêu chuẩn phát ra từ các thiết bị và hệ thông TGĐHKK

C. Điều kiện tiếp cận để sửa chữa các hệ thông TG-ĐHKK

D. Tất cả các điều trên

Câu 28: Những phòng nào sau đây không yêu cầu thông gió hút khói:

A. Các hành lang hoặc sảnh, khi các gian phòng có cửa đi vào hành lang hoặc sảnh này đã được thoát khói trực tiếp

B. Các sảnh thông tầng của nhà có chiều cao lớn hơn 28 m

C. Các sảnh thông tầng có chiều cao lớn hơn 15 m

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 29: Đối với hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí, về mùa hè, nhiệt độ tính toán của không khí bên trong phòng không được vượt quá 3°C so với:

A. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

B. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của mùa hè

C. Nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

D. Nhiệt độ cao nhất ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

Câu 31: Giải pháp nào sau đây áp dụng cho hệ thống thông gió – ĐHKK là tiết kiệm năng lượng nhất:

A. Tuần hoàn gió cấp

B. Sử dụng bánh xe hồi nhiệt để tận thu nhiệt từ gió thải

C. Sử dụng thiết bị hồi nhiệt dạng tấm để tận thu nhiệt từ gió thải

D. Sử dụng thiết bị hồi nhiệt dạng ống để tận thu nhiệt từ gió thải

Câu 34: Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng để thiết kế thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí về mùa hè là:

A. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

B. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của mùa hè

C. Nhiệt độ cao nhất trung bình ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

D. Nhiệt độ cao nhất ngoài trời của tháng nóng nhất trong năm

Câu 35: Thông số tính toán của không khí ngoài trời dùng để thiết kế thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí về mùa đông là:

A. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của tháng lạnh nhất nhất trong năm

B. Nhiệt độ trung bình ngoài trời của mùa đông

C. Nhiệt độ thấp nhất trung bình ngoài trời của tháng lạnh nhất trong năm

D. Nhiệt độ thấp nhất ngoài trời của tháng lạnh nhất trong năm

Câu 39: Hệ thống ĐHKK trung tâm với bộ xử lý không khí AHU được khuyến khích sử dụng cho các phòng:

A. Phòng họp

B. Phòng khán giả

C. Phòng hội trường

D. Tất cả các phòng trên trên

Câu 40: Tổ chức thông gió với áp suất dư dương cho các phòng:

A. Phòng sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B

B. Phòng sản xuất tỏa hơi khí độc hại

C. Phòng sản xuất tỏa hơi khí độc hại

D. Phòng “sạch”

Câu 41: Trong các phòng có sinh bụi, các miệng thổi gió có thể được bố trí:

A. Trên cao và tạo luồng gió từ trên xuống

B. Bên cạnh và tạo luồng gió đi ngang vào vùng làm việc

C. Trong vùng làm việc và thổi từ dưới lên

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 43: Cần thông gió áp suất dư dương cho:

A. Phòng đệm của nhà sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B

B. Phòng đệm sảnh chờ thang máy tại các tầng hầm

C. Phòng đệm cầu thang bộ thoát nạn

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 44: Các tuyến ống không được phép đi qua gian máy thông gió:

A. ống dẫn chất lỏng dễ cháy

B. ống dẫn khí đốt

C. ống dẫn nước thải

D. Tất cả các ống trên

Câu 46: Đường ống gió bằng vật liệu không cháy phải được sử dụng cho:

A. Các hệ thống hút thải cục bộ hút thải hỗn hợp nguy hiểm cháy nổ

B. Các tuyến ống ngang qua hoặc ống góp thuộc hệ thống TG-ĐHKK trong nhà ở

C. Các tuyến ống ngang hoặc ống góp thuộc hệ thống TG-ĐHKK trong nhà công cộng

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 47: Khi thiết kế TG-ĐHKK phải đảm bảo các điều kiện sau:

A. Vi khí hậu và độ trong sạch của môi trường không khí tiêu chuẩn trong vùng làm việc

B. Độ an toàn cháy nổ của các hệ thống TG-ĐHKK

C. Tiết kiệm năng lượng trong sử dụng và vận hành

D. Tất cả các điều trên

Câu 48: Đối với nhà ở, phải bố trí thông gió hút thải cục bộ cho:

A. Phòng tắm

B. Phòng đặt thiết bị giặt là

C. Phòng bếp; phòng vệ sinh

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 49: Nhiệt dung riêng của không khí khô là:

A. 1.205 kJ/kg

B. 1.005 kJ/kg°K

C. 4.186 kJ/kg

D. 4.2 KJ/kg°K

Câu 50: Nhiệt dung riêng của nước là:

A. 4,186 kJ/kg

B. 1.013 kW/kg°K

C. 4.186 kJ/kg°K

D. 4.2 kgo K/KJ

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm chứng chỉ hành nghề xây dựng có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 60 Phút
  • 50 Câu hỏi
  • Sinh viên