Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn 20 câu trắc nghiệm Đặc trưng sinh lí của âm cực hay, có đáp án. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 2: Sóng cơ và sóng âm. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
20 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Âm sắc là một đặc tính sinh lý của âm có thể giúp ta phân biệt được hai âm loại nào trong các loại dưới đây?
A. Có cùng tần số phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
B. Có cùng tần số phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.
C. Có cùng biên độ phát ra trước hay sau bởi cùng một nhạc cụ.
D. Có cùng biên độ phát ra bởi hai nhạc cụ khác nhau.
Câu 2: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Độ đàn hồi của âm.
B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm.
D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 3: Một sóng âm có chu kì 80 ms. Sóng âm này:
A. là âm nghe được.
B. là siêu âm
C. truyền được trong chân không.
D. là hạ âm.
Câu 4: Âm do hai nhạc cụ khác nhau phát ra luôn khác nhau về:
A. âm sắc.
B. độ to
C. độ cao
D. cả độ cao độ to lẫn âm sắc
Câu 5: Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với:
A. độ cao
B. cả độ cao lẫn độ to
C. đồ thị dao động âm
D. độ to
Câu 6: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng :
A. cường độ âm.
B. mức cường độ âm.
C. biên độ.
D. tần số
Câu 7: Độ to là một đặc trưng sinh lí của âm phụ thuộc vào:
A. mức cường độ âm.
B. biên độ âm.
C. tần số và biên độ âm.
D. tần số âm.
Câu 8: Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí gắn liền với đặc trưng vật lí của âm là
A. cường độ âm.
B. tần số
C. mức cường độ âm
D. đồ thị dao động
Câu 9: Âm sắc là
A. đặc trưng sinh lí của âm.
B. màu sắc của âm
C. đặc trưng vật lý của âm
D. tính chất của âm giúp ta cảm giác về sự trầm, bổng của các âm.
Câu 10: Cảm giác về sự trầm, bổng của âm được mô tả bằng khái niệm
A. độ to của âm
B. độ cao của âm
C. âm sắc của âm
D. mức cường độ âm
Câu 11: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Âm sắc, độ cao, độ to là những đặc trưng sinh lí của âm.
B. Sóng âm là các sóng cơ truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
C. Âm nghe được có cùng bản chất với siêu âm và hạ âm
D. Tốc độ truyền âm trong môi trường tỉ lệ với tần số âm.
Câu 12: Khi nói về đặc trưng sinh lí của âm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số âm.
B. Âm sắc phụ thuộc tần số của âm.
C. Độ to của âm không phụ thuộc vào mức cường độ âm.
D. Độ cao của âm phụ thuộc vào môi trường truyền âm.
Câu 13: Một nhạc cụ phát ra âm có tần số cơ bản f0 thì hoạ âm bậc 4 của nó là
A. f0
B. 2f0
C. 3f0
D. 4f0
Câu 14: Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, độ cao của âm và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là:
A. bước sóng
B. bước sóng
C. độ cao của âm
D. tần số sóng
Câu 15: Sóng siêu âm
A. truyền được trong chân không.
B. không truyền được trong chân không.
C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.
Câu 17: Cho các chất sau: không khí ở 0 độ C, không khí ở 25 độ C, nước và sắt. Sóng âm truyền nhanh nhất trong:
A. Sắt
B. Nước
C. Không khí ở 0 độ C
D. Không khí ở 25 độ C
Câu 18: Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với vận tốc 1500m/s. Bước sóng của sóng này trong môi trường nước là:
A. 30,5 m
B. 3 km
C. 75 m
D. 7,5 m
Câu 19: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34 cm. Tần số của sóng âm này là:
A. 500 Hz
B. 2000 Hz
C. 1000 Hz
D. 1500 Hz
Câu 20: Một lá thép mỏng, một đầu giữ cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì bằng 0,05 s. Âm do lá thép phát ra:
A. là siêu âm.
B. là âm nghe được.
C. truyền được trong chân không.
D. là hạ âm.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận