Câu hỏi: Trình bày nguyên tắc của Luật Thương mại hiện hành “mở đường hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế” đối với thành phần kinh tế tư nhân:

110 Lượt xem
30/08/2021
3.8 8 Đánh giá

A. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác

B.  Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đảm bảo tài sản của họ không bị quốc hữu hoá, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tư nhân mở rộng qui mô sản xuất

C. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, đảm bảo tài sản của họ không bị quốc hữu hoá, trưng mua hoặc trưng dụng, không bị tịch thu trái pháp lụt

D. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp khác của thương nhân thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tư nhân liên doanh, liên kết nhằm mở rộng qui mô sản xuất

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Trình bày nguyên tắc của Luật thương mại “mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ các thành phần kinh tế” đối với hợp tác xã?

A. Nhà nước cấp đất, cấp tín dụng ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển ngang bằng với các thành phần kinh tế khác

B. Nhà nước cung cấp đào tạo nguồn nhân lực, miễn giảm thuế…tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển ngang bằng với các thành phần kinh tế khác

C. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, bảo đảm để kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

D. Nhà nước có chính sách ưu đãi, hỗ trợ, cung cấp thông tin tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển, bảo đảm để kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác phát triển ngang bằng nhau

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 2: Các hình thức trọng tài trong hợp đồng mua bán ngoại thương được phân loại căn cứ vào:

A. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia

B. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia, Thẩm quyền giải quyết, trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước

C. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui tắc, Phạm vi thẩm quyền: thẩm quyền chung, thẩm quyền chuyên trách. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có, trọng tài quốc tế và trọng tài quốc gia, Thẩm quyền giải quyết, trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước

D. Hình thức tổ chức có: trọng tài ad hoc (vụ việc) và trọng tài qui chế. Phạm vi thẩm quyền. Pháp luật chi phối và tổ chức hoạt động của trọng tài có: trọng tài quốc tế và trọng tại quốc gia, Thẩm quyền giải quyết: trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế và trọng tài giải quyết tranh chấp thương mại trong nước

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 3: Những bất động sản nào thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thương mại hiện hành?

A. Đất ở, đất công trình gắn liền với đất để kinh doanh

B. Đất, công trình và mọi tài sản trên đất để kinh doanh

C. Đất để xây dựng nhà ở, công trình cho thuê

D. Nhà ở dùng để kinh doanh như cho thuê, mua bán

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 4: Trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương bằng phương pháp trọng tài, có sự tham gia của bên thứ ba. Vậy bên thứ ba là bên nào?

A. Bên thứ ba là luật sư, phòng thương mại và công nghiệp, đại diện của hiệp hội, trọng tài viên

B. Bên thứ ba là luật sư, phòng thương mại và công nghiệp, đại diện của hiệp hội, trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án

C. Bên thứ ba là ngoài hai bên tranh chấp, với tư cách là trung gian hoà giải, như trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án

D. Bên thứ ba là ngoài hai bên tranh chấp, với tư cách là trung gian hoà giải, như trọng tài viên, uỷ ban trọng tài, toà án., luật sư

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 5: Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động, chi phối bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng

A. Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng

B. Toà án mang tính chủ quyền dân tộc, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác bởi yếu tố chính trị. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng

C. Toà án mang tính chủ quyền quốc gia, với tư cách nhân dân một nhà nước đứng ra xét xử. Toà án giải quyết luôn chịu tác động,chi phối trực tiếp bởi yếu tố chính trị. Toà án nước này không có quyền bác bỏ bản án của toà án nước khác. Toà án giải quyết nặng về hình thức tố tụng

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 6: Thẩm quyền xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán ngoại thương của toà án Việt Nam:

A. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, nếu một bên hoặc các bên là nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác

B. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, nếu một bên là cá nhân, pháp nhân, nước ngoài, trừ trrường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác

C. Giải quyết các tranh chấp kinh tế, và các tranh chấp khác nếu một bên hoặc các bên là cá nhân, pháp nhân, nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác

D. Giải quyết các tranh chấp kinh tế tại Việt Nam, nếu một bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có qui định khác

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 18
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 35 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên