Câu hỏi: Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A. Nếu thấy các điều kiện an toàn chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người CHTT. Nếu người CHTT không giải quyết thì vẫn phải tiếp tục làm việc để bảo đảm thời gian đăng ký cắt điện công tác.
B. Khi đến nơi làm việc, sau khi nghe phổ biến nhiệm vụ công việc, phạm vi được phép làm việc, các yếu tố nguy hiểm cần phòng tránh, có thể hỏi lại người chỉ huy trực tiếp về những nội dung chưa rõ; nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
C. Nếu thấy các biện pháp an toàn chưa đủ và đúng thì có thể tự làm thêm để bảo đảm an toàn, ví dụ: cắt điện, bổ sung tiếp đất lưu động, treo biển báo…mà không cần được sự đồng ý của người CHTT và người CP.
D. Cả a, b và c.
Câu 1: Sau khi hoàn thành công việc, thời gian lưu giữ lệnh công tác phải được ít nhất:
A. 15 ngày
B. 30 ngày
C. 60 ngày
D. 90 ngày
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Trong các trường hợp dưới đây, lệnh công tác phải được thực hiện như thế nào cho đúng quy định:
A. Sau khi hoàn thành công việc lệnh công tác phải được lưu giữ ít nhất 1 tháng (kể cả những lệnh đã ban hành nhưng không thực hiện)
B. Trường hợp khi tiến hành công việc, nếu để xảy ra sự cố hoặc tai nạn thì lệnh công tác phải được lưu trong hồ sơ điều tra sự cố, tai nạn lao động của đơn vị
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Lệnh công tác được quy định như thế nào là đúng:
A. Là lệnh miệng hoặc viết ra giấy để thực hiện công việc tại thiết bị điện và vật liệu điện mà không cần phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc, không phải thực hiện thủ tục cho phép vào làm việc.
B. Khi thực hiện lệnh công tác, phải làm biện pháp kỹ thuật chuẩn bị chỗ làm việc (cắt điện; kiểm tra không còn điện; đặt tiếp đất; đặt rào chắn, biển báo).
C. Khi thực hiện lệnh công tác phải làm thủ tục cho phép đơn vị công tác vào làm việc.
D. Cả a, b và c
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Yêu cầu đối với nhân viên đơn vị công tác trong PCT:
A. Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc vì đây là trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp.
B. Không cần nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc, chỉ cần làm việc trong phạm vi được phép.
C. Phải nắm vững những yêu cầu về an toàn có liên quan đến công việc.
D. Cả a, b và c.
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Quy định người lãnh đạo công việc là:
A. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc”; được đơn vị làm công việc cử.
B. Là cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề- có đủ năng lực để làm nhiệm vụ, có trình độ an toàn bậc 5.
C. Đối với phiếu công tác làm việc trên thiết bị điện áp đến 1000V thì không cần người lãnh đạo công việc.
D. Phải có bậc 5 an toàn điện và được công nhận chức danh “Người lãnh đạo công việc”; được đơn vị quản lý vận hành cử.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Trách nhiệm của người cấp phiếu công tác:
A. Đề ra biện pháp an toàn cần thiết, phân công người lãnh đạo công việc, người chỉ huy trực tiếp, nhân viên đơn vị công tác đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách an toàn.
B. (1) Cử Người cho phép thực hiện thủ tục cho phép làm việc tại hiện trường; (2) Ghi vào Mục 1 trong Phiếu công tác, ký cấp phiếu và giao phiếu cho người cho phép, tiếp nhận lại phiếu và ký sau khi hoàn thành công việc; (3) Khi giao phiếu cho Người cho phép phải chỉ dẫn những yêu cầu cụ thể và những yếu tố nguy hiểm về an toàn điện tại nơi làm việc để Người cho phép hướng dẫn cho đơn vị công tác khi thực hiện thủ tục cho phép làm việc để đảm bảo an toàn.
C. Thực hiện đúng, đủ các biện pháp kỹ thuật an toàn điện nơi làm việc cho đơn vị công tác.
D. Cả a, b và c
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 19
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận