Câu hỏi: Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable letter of credit) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua có thể tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực mà không cần phải có sự đồng ý của người bán
B. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực được ghi rõ trên đó hoặc trên văn bản gia hạn
C. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ ngang” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
D. Loại thư tín dụng buộc phải có dòng chữ “không thể huỷ bỏ” trên đó và người mua cũng không được không có ý định huỷ bỏ
Câu 1: Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (confirmed errevocable L/C) thường được sử dụng trong hợp đồng mua bán quốc tế là:
A. Loại thư tín dụng mà người mua hay ngân hàng người mua không được tự ý huỷ bỏ, sửa chữa trong thời gian nó có hiệu lực, đồng thời lại được một ngân hàng mà người bán tín nhiệm, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng, đứng ra bảo lãnh trả tiền hàng
B. Loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được chính ngân hàng mở hoặc ngân hàng trả tiền xác nhận với người mua rằng họ đã mở thư tín dụng đó rồi.
C. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người bán hoặc ngân hàng của người bán hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
D. Loại thư tín dụng có thể huỷ ngang nhưng được người mua hoặc ngân hàng của người mua hay ngân hàng trả tiền xác nhận, cam kết không bao giờ hủy bỏ
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 2: Thuật ngữ FOB (Incoterm 2000, 2010) trong buôn bán quốc tế quy định:
A. Người xuất khẩu có trách nhiệm thuê tàu, trả tiền cước để chở hảng đến nước nhập khẩu
B. Người xuất khẩu không có trách nhiệm thuê tàu, trách nhiệm đó là của người nhập khẩu
C. Người xuất khẩu có trách nhiệm thuê tàu, người nhập khẩu có trách nhiệm trả tiền cước
D. Người xuất khẩu và người nhập khẩu cùng có trách nhiệm thuê tàu chở hàng, chi phí chia đôi
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 3: Hối phiểu trả tiền ngay (sight Bill of Exchange; Bill at sight) thường được đề cập trong hợp đồng ngoại thương được hiểu là:
A. Khi ngân hàng của người mua nhận được nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền cho người bán, sau đó thu lại tiền của người mua
B. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền trong vòng 30 ngày kể từ ngày đó
C. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền
D. Khi người có trách nhiệm trả tiền được ghi trên hối phiếu nhận được hối phiếu đó thì lập tức có trách nhiệm trả tiền sau ngày đó 7 ngày
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 4: Vận đơn vô danh hay còn gọi là vận đơn xuất trình (Bill of Lading to bearer) nếu được nêu trong hợp đồng ngoại thương thì có nghĩa:
A. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng mà lại ghi "giao hàng theo lệnh của người mua hàng"
B. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào trong công ty hay tổ chức của người mua có thể nhận hàng
C. Là vận đơn không ghi tên người có quyền nhận hàng, không chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai, bất cứ người nào cầm vận đơn xuất trình cho thuyền trưởng tàu là có thể nhận hàng
D. Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng nhưng chỉ ra việc phải giao hàng theo lệnh của ai
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: Phương thức thanh toán nhờ thu (collection of payment) là phương thức sau khi hoàn thành việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ thì người bán uỷ thác cho ngân hàng thông qua hối phiếu mình phát hành để đòi tiền người mua:
A. Phương thức này là phương thức có lợi nhất cho người bán, người mua buộc phải trả tiền ngay khi người bán giao hàng lên phương tiện vận tải đầu tiên
B. Phương thức này chậm nhận được tiền, người mua có thể từ chối trả tiền và nhận hàng, thường chỉ dùng khi có sự tín nhiệm cao giữa người bán với người mua
C. Có thể coi phương thức này là phương thức thu tiền tuy không nhanh nhất, nhưng buộc phải sử dụng vì việc thanh toán nào chẳng phải qua ngân hàng
D. Có thể coi phương thức này là phương thức mà người bán thu tiền nhanh nhất, an toàn nhất, không còn phương thức nào hơn
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 6: Hợp đồng giao hàng thật (physical transaction, actual transaction, spot transaction) được người mua và người bán ký kết tại Sở giao dịch hàng hoá quốc tế:
A. Trong đó thể hiện việc giao hàng thật là một khả năng thực hiện, nhưng không bắt buộc
B. Trong đó thể hiện việc phải có hàng thật để giao trực tiếp cho người mua, giao ngay hoặc giao sau
C. Trong đó người bán là người thực sự sản xuất ra hàng hóa đó, không phải là thương nhân kinh doanh
D. Đó thực chất là hợp đồng hàng đổi hàng giữa người mua và người bán, ký kết tại sở giao dịch
30/08/2021 1 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu - Phần 1
- 359 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Quản trị xuất nhập khẩu có đáp án
- 1.5K
- 185
- 25
-
57 người đang thi
- 1.0K
- 109
- 25
-
43 người đang thi
- 947
- 97
- 25
-
38 người đang thi
- 958
- 74
- 25
-
41 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận