Câu hỏi: Thế nào là nghị án trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án kinh tế?
A. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.
B. Khi nghị án. Hội thẩm nhân dân chủ trù. Có đại diện viện kiểm sát tham dự. Thẩm phán quyết định cuối cùng.
C. Thẩm phán chủ trì việc nghị án. Người làm chứng được tham gia nghị án. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số.
D. Khi nghị án chỉ có thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Chủ toạ phiên toà nêu lên từng vấn đề cần giải quyết, các chứng cứ đã thu thập. Hội thẩm nhân dân phát biểu trước, thẩm phán phát biểu sau. Hội đồng xét xử quyết định theo đa số. Đại diện viện kiểm sát có ý kiến sau cùng.
Câu 1: Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm?
A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.
B. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình sự TAND tối cao.
C. TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao.
D. TAND tối cao, TAND tỉnh.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế có những việc gì?
A. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
B. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
C. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
D. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Những cơ quan nào tiến hành tố tụng dân sự?
A. Toà án nhân dân. Viện kiểm sát nhân dân.
B. Cơ quan công an. Viện kiểm sát.
C. Cơ quan công chứng, chứng thực, Toà án nhân dân.
D. Viện kiểm sát nhân dân. Tổ chức luật sư.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Thẩm quyền của toà án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế:
A. Những vụ án được quy định tại điều 12 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế trừ những việc của toà án nhân dân huyện. Những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án nhân dân huyện nhưng toà án nhân dân tỉnh thấy cần lấy lên để xét xử.
B. Những vụ án có nhân tố nước ngoài.
C. Những vụ án có nhân tố nước ngoài. Những vụ án mà giá trị tranh chấp là 300 triệu đồng trở lên.
D. Những vụ án không thuộc thẩm queyèn của Toà án nhân dân huyện. Những vụ án mà giá trị tranh chấp trên 100.000.000đ (một trăm triệu đồng).
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Phiên toà sơ thẩm xét xử các vụ tranh chấp kinh tế sẽ bị hoãn trong trường hợp nào?
A. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên toà, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.
B. Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hặc xác minh lại lời khai tại phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.
C. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Thành viên Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế.
D. Đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng, kiểm sát viên vắng mặt (khi có yêu cầu của viện kiểm sát tham gia phiên toà). Người làm chứng vắng mặt (mà cần lấy lời khai hoặc xác minh lại lời khai tại phiên toà).
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Thế nào là xét xử phúc thẩm?
A. Là xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
B. Là xét xử lần thứ 2 đối với vụ án.
C. Là xét xử lại vụ án theo yêu cầu của một bên.
D. Là xét xử lại bản án đã có hiệu lực pháp luật.
30/08/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 24
- 0 Lượt thi
- 35 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế có đáp án
- 180
- 0
- 30
-
14 người đang thi
- 145
- 0
- 30
-
21 người đang thi
- 157
- 0
- 30
-
32 người đang thi
- 198
- 0
- 30
-
92 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận