Câu hỏi: Người phạm tội dưới 18 tuổi được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ gì?
A. Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức
B. in lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại trên phương tiện thông tin đại chúng; Tuân thủ quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình lao động công ích
C. Xin lỗi người bị hại và gia đình họ. Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu; Tham gia các chương trình hoạt động công đồng do địa phương tổ chức
D. Xin lỗi người bị hại và gia đình họ; Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc; Tham gia các chương trình lao động công ích, các hoạt động của Đoàn thanh niên tại địa phương
Câu 1: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như thế nào?
A. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
B. Người Việt Nam nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
C. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó tàn tật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm
D. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương nặng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng có thể áp dụng các biện pháp xử lý nào?
A. Khiển trách
B. Cải tạo tại trại cải tạo
C. Đưa vào trường giáo dưỡng
D. Cải tạo tại xã, phường
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Chính sách xử lý đối với hành vi phạm tội được quy định như thế nào?
A. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý công minh đúng người, đúng pháp luật; Nghiêm trị người cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người có công đối với cách mạng
B. Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra
C. Tùy từng hành vi phạm tội do người thực hiện có thể được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người ngoan cố chống đối, bọn phản động,côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú
D. Tùy theo hành vi phạm tội của người thực hiện mà cơ quan điều tra có thể phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật; Nghiêm trị người chủ mưu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, bọn phản động, bọn nói xấu nhà nước, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn, hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Khách thể của tội phạm là gì?
A. Là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị hành vi tội phạm xâm hại
B. Là quan hệ xã hội giữa Tòa án và người phạm tội
C. Là quan hệ xã hội giữa Cơ quan điều tra và người phạm tội
D. Là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và người phạm tội
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Các yếu tố cấu thành tội phạm gồm yếu tố nào?
A. Gồm 4 yếu tố: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm
B. Gồm 3 yếu tố: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm
C. Gồm 2 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan của tội phạm
D. Gồm 4 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể của tội phạm và chủ thể là cơ quan điều tra
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Người chuẩn bị phạm tội phản bội tổ quốc có bị phạt tù không?
A. Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 1 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
B. Người Việt Nam nào hoạt động tuyên truyền hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 2 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
C. Người nước ngoài hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức khủng bố nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 3 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
D. Người nào hoạt động khủng bố hoặc tham gia tổ chức tuyên truyền nhằm lật đổ chính quyền nhân dân tùy theo tính chất và mức độ phạm tội bị phạt tù từ 4 năm, tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình
30/08/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự - Phần 10
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 25 Câu hỏi
- Sinh viên
Cùng chủ đề Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự có đáp án
- 405
- 16
- 25
-
67 người đang thi
- 653
- 20
- 25
-
41 người đang thi
- 300
- 8
- 25
-
38 người đang thi
- 291
- 4
- 25
-
16 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận