Câu hỏi:
Một đoạn trình tự nucleotit trên 1 mạch của phân tử ADN sợi kép và trình tự của axit amin tương ứng với nó được cho dưới đây. Cho biết các bộ ba mã hóa như sau: UAX – tyr, XAU – his, XUG, XUA – leu, GUX – val, GXU – ala, UXG – ser.
Mạch ADN: 5’ ---AGX GAX GTA XAG GTA ---3’
Polipeptit: ---tyr – leu – tyr – val – ala ---
Cho các nhận xét sau:
(1) Mạch ADN trên là mạch bổ sung.
(2) Trình tự nucleotit của mARN tương ứng sẽ là 3’ ---UXG – XUG XAU GUX XAU ---5’.
(3) Nếu số lượng G + X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì số lượng A + T trên mạch ADN bổ sung với nó sẽ là 60%.
(4) Nếu số lượng G + X trên mạch ADN ở trên là 40%, thì số lượng A + T của đoạn gen sẽ là 40%.
(5) tARN vận chuyển các axit amin trên không chứa anticodon 5’GUA3’.
Các nhận xét đúng là:
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (3) và (5)
C. (2), (3) và (5)
D. (1), (3) và (4)
Câu 1: Công nghệ tế bào đã đạt được thành tựu nào sau đây?
A. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp β – carotene ở trong hạt.
B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất lá cao.
C. Tạo ra chủng vi khuẩn E. coli có khả năng sản xuất insulin của người.
D. Tạo ra cừu Đôly.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Khi riboxom tiếp xúc với codon 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
(2) Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng dịch mã.
(3) Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 5’ → 3’ trên phân tử mARN.
(4) Mỗi phân tử tARN có nhiều bộ ba đối mã (anticodon).
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
A. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
D. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Ở 1 loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây quả dẹt với cây quả bầu dục thu được F1 gồm toàn cây quả dẹt. Cho cây F1 lai với cây đồng hợp lặn về các cặp gen, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ là 1 quả dẹt : 2 quả tròn : 1 quả bầu dục. Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F2 ; cho tất cả các cây quả tròn F2 giao phấn với nhau thu được F3. Lấy ngẫu nhiên 1 cây F3 đem trồng; nếu đột biến không phát sinh, theo lí thuyết, xác suất để cây này có kiểu hình quả bầu dục là
A. 1/12
B. 3/16
C. 1/9
D. 1/36
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
A. Theo nguyên tắc bổ sung
B. Theo nguyên tắc bán bảo tồn
C. Cần các đoạn mồi
D. Không hình thành các đoạn Okazaki
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự giác các gen trên NST số 3 như sau:
Nòi 1: ABCDEFGHI; nòi 2: HEFBAGCDI
Nòi 3: ABFEDCGHI; nòi 4: ABFEHGCDI.
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phá sinh các nòi trên là:
A. 1 → 3 → 4 → 2
B. 1 → 2 → 4 → 3
C. 1 → 4 → 2 → 3
D. 1 → 3 → 2 → 4
30/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 (có đáp án): Đề thi học kì 1
- 2 Lượt thi
- 30 Phút
- 30 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Đề thi Sinh học 12
- 318
- 0
- 10
-
72 người đang thi
- 313
- 0
- 30
-
79 người đang thi
- 323
- 5
- 10
-
48 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận