Câu hỏi: Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của bộ luật nào?

182 Lượt xem
30/08/2021
3.6 5 Đánh giá

A. Bộ luật tố tụng dân sự

B. Bộ luật hình sự

C. Bộ luật thi hành án hình sự

D. Bộ luật tố tụng hình sự

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Hình phạt nào sau đây không được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội?

A. Tử hình, tù chung thân

B. Tù có thời hạn, tù 20 năm

C. Cảnh cáo, khiển trách

D. Cải tạo không giam giữ, cải tạo tại chỗ

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 2: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt như thế nào?

A. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dù là một lần, thì bị phạt tiền, cảnh cáo. trường hợp phạm tội 03 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi thị bị tù chung thân

B. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. trường hợp phạm tội 03 lần trở lên; tổ chức từ 03 người trở lên; Đối với người từ đủ 10 tuổi đến dưới 18 tuổi; Đối với phụ nữ mà biết là có thai thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm

C. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. trường hợp phạm tội 02 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi; Đối với phụ nữ mà biết là có thai;thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

D. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy và chất kích thích khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. trường hợp phạm tội 02 lần trở lên; tổ chức từ 02 người trở lên; Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi, Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ thì bị phạt tù từ 15 năm đến chung thân

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 3: Pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm bị phạt như thế nào?

A. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

B. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền đến 6.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, hoặc giám đốc bị phạt tù

C. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến nhiều tỷ đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vô thời hạn

D. Tùy theo số lượng hàng cấm và mức độ, tính chất phạm tội, Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động lâu dài

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 4: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định như thế nào?

A. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

B. Người Việt Nam nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

C. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó tàn tật, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm

D. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người bị thương nặng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 5: Đầu thú là gì?

A. Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình

B. Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình

C. Là việc người phạm tội trước khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với UBND xã về hành vi phạm tội của mình

D. Là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với Thủ trưởng đơn vị về hành vi phạm tội của mình

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 6: Áp giải là gì?

A. Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

B. Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

C. Là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, phạm nhân đến trại giam để tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

D. Là việc cơ quan có thẩm quyền đưa người bị giữ, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo đến công an tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hình sự - Phần 10
Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên