Câu hỏi: Mạng lưới điện thi công trên công trường phải đảm bảo yêu cầu nào:
A. Có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và các cầu dao phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết. Điện động lực và điện chiếu sáng phải làm hai hệ thống riêng.
B. Các phần dẫn điện trần của các thiết bị điện dây dẫn, thanh dẫn, tiếp điểm của cầu dao, cầu chảy, các cực của máy điện và dụng cụ điện... phải được bọc kín bằng vật liệu cách điện hoặc đặt ở độ cao đảm bảo an toàn và thuận tiện cho việc thao tác.
C. Các đầu dây dẫn, cáp hở phải được cách điện, bọc kín, hoặc treo cao.
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 1: Các thiết bị khống chế độ cao nâng tải, góc nghiêng cần cẩu và đầu cảm ứng báo khói, báo nhiệt độ, là loại để dùng cho thiết bị:
A. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục và thiết bị phòng ngừa cháy, nổ
B. Thiết bị phòng ngừa cháy, nổ và thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực
C. Thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực và thiết bị phòng ngừa quá tải điện
D. Thiết bị phòng ngừa quá tải điện và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Về mặt kỹ thuật an toàn, một quá trình tự động hóa phải đảm bảo các yêu cầu:
A. Các bộ phận truyền động đều phải được bao che thích hợp; đầy đủ thiết bị bảo hiểm, khóa liên động
B. Đầy đủ hệ thống tín hiệu, báo hiệu đối với tất cả các trường hợp sự cố; có thể điều khiển riêng từng máy, từng bộ phận và có thể dừng máy theo yêu cầu, có các cơ cấu tự động kiểm tra
C. Không phải bảo dưỡng, sửa chữa khi máy đang chạy; đảm bảo các yêu cầu về KTAT có liên quan như về điện, thiết bị chịu áp lực, nối đất an toàn các thiết bị điện; bảo đảm thao tác chính xác, liên tục
D. Cả a, b và c đều đúng
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 3: Hãy nêu các yếu tố nguy hiểm có nguy cơ gây tai nạn lao động khi sử dụng thiết bị nâng:
A. Do sập cần nâng tải hoặc dầm nâng tải
B. Do xảy ra tai nạn điện trong quá trình vận hành thiết bị
C. Nguy cơ cháy, nổ cơ học ở những máy nâng có thiết bị chịu áp lực
D. Cả a, b và c
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Hãy nêu mục đích việc sử dụng thiết bị che chắn để đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn lao động:
A. Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động
B. Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra, giảm thiểu nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
C. Nhằm chủ động ngăn ngừa người lao động vi phạm khoảng các an toàn đối với vùng nguy hiểm
D. Nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 5: Hãy nêu các biện pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động khi phải làm việc ở tư thế đứng:
A. Sắp xếp công việc để có thể thay thế giữa ngồi và đứng; tránh làm việc phải cúi lưng nhiều.
B. Độ cao làm việc bảo đảm lưng thẳng và hai vai thả lỏng; công việc làm với tay ở vị trí tự nhiên, gần cơ thể.
C. Vị trí đứng phải thoải mái; vị trí thao tác nên thấp hơn vai.
D. Cả a, b và c.
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 6: Các thiết bị khống chế độ cao nâng tải, góc nghiêng cần cẩu và cầu chì, rơ le nhiệt, áp-tô-mát, máy cắt là loại để dùng cho thiết bị:
A. Thiết bị phòng ngừa quá tải điện và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục
B. Thiết bị phòng ngừa quá tải thiết bị áp lực và thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục
C. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục, cổng trục và thiết bị phòng ngừa sinh nhiệt
D. Thiết bị phòng ngừa sự cố cần trục và phòng ngừa cháy, nổ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kỹ thuật an toàn lao động - Phần 9
- 3 Lượt thi
- 30 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận