Câu hỏi:
Kích thước quần thể có thể được xác định bằng phương pháp bắt thả của Seber 1982, theo đó trong lần bắt thứ nhất, các cá thể bị bắt được đánh dấu lại rồi thả về với môi trường của chúng. Sau 1 khoảng thời gian ngắn, người ta quay lại và tiến hành bắt lần 2. Dựa trên số lượng cá thể bị bắt ở lần 1 (và bị đánh dấu), số lượng cá thể bị bắt ở lần 2 (gồm các cá thể đã bị đánh dấu - bắt ở lần 1 và các cá thể chưa bị đánh dấu) người ta có thể tìm ra kích thước quần thể.
Một nhà sinh thái học nghiên cứu số lượng của một loài động vật tại một khu vực bằng phương pháp này. Trong lần bắt đầu tiên ông thu được 8 cá thể, sau vài ngày ông quay lại và bắt lần thứ 2 và thu được 11 cá thể. Sau khi tính toán, ông cho rằng quần thể này có khoảng 35 cá thể. Khoảng cách giữa 2 lần bắt là ngắn, không đủ cho số lượng cá thể thay đổi. Số lượng cá thể bị bắt xuất hiện ở cả hai lần bắt là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 1: Những quần thể gần đạt đến kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn.
B. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, vòng đời ngắn.
D. cá thể có kích thước nhỏ, sử dụng nhiều thức ăn.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong
B. Khi môi trường không giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu.
D. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.
30/11/2021 0 Lượt xem
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Kích thước quần thể sinh vật thể hiện ở:
A. Khoảng không gian sống mà quần thể chiếm cứ để phục vụ cho các hoạt động sống của mình.
B. Độ đa dạng của vốn gen mà quần thể có được do sự tích lũy thông tin di truyền qua một khoảng thời gian dài.
C. Số lượng cá thể hoặc khối lượng sinh vật hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể của quần thể sinh vật.
D. Tương quan về tỷ lệ cá thể của quần thể với các loài khác có mặt trong cùng một sinh cảnh.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Quần thể nào dưới đây thường có kích thước quần thể lớn nhất.
A. Quần thể voi rừng
B. Quần thể chuột thảo nguyên.
C. Quần thể ngựa vằn.
D. Quần thể trâu rừng.
30/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 38 (có đáp án): Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (phần 3)
- 0 Lượt thi
- 10 Phút
- 11 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật
- 294
- 1
- 18
-
50 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận