Câu hỏi: Khi tiến hành test tuberculin, người ta:

104 Lượt xem
30/08/2021
3.0 6 Đánh giá

A. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm dưới da 

B. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm tĩnh mạch 

C. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường tiêm trong da 

D. đưa kháng nguyên PPD vào cơ thể bằng đường uống

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Trong một đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:

A. không cần có quá trình nhận diện quyết kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích; lympho bào Tc có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích

B. lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp I

C. lympho bào Tc nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào đích trong sự giới hạn của kháng nguyên hoà hợp tổ chức lớp II và với sự hỗ trợ của kháng thể đặc hiệu với quyết định kháng nguyên

D. Tất cả đều đúng

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 2: Quá trình nhận diện quyết định kháng nguyên của lympho bào T trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu quá mẫn muộn:

A. mang tính đặc hiệu kháng nguyên, nhưng không mang tính đặc hiệu loài 

B. mang tính đặc hiệu loài, nhưng không mang tính đặc hiệu kháng nguyên 

C. vừa có tính đặc hiệu loài, vừa có tính đặc hiệu kháng nguyên 

D. cần có sự tham gia của kháng thê

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 3: Phản ứng quá mẫn gây ra bệnh thiếu máu tan huyết ở trẻ sơ sinh thuộc:

A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ

B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào

C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch

D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 4: Kết quả test tuberculin dương tính chứng tỏ rằng:

A. bệnh nhân đã hoặc đang bị mắc bệnh lao 

B. bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao 

C. bệnh nhân đã mẫn cảm với vi khuẩn lao

D. bệnh nhân chưa sử dụng thuốc chống lao bao giơ

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 5: Cơ chế gây độc tế bào đích trong đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào:

A. không có sự tham gia của bổ thể, vì bổ thể là một cơ chế miễn dịch không đặc hiệu, trong khi đó đáp ứng miễn dịch tế bào kiểu gây độc tế bào là một cơ chế miễn dịch đặc hiệu 

B. không có sự tham gia của bổ thể, vì không có sự tham gia của kháng thể đặc hiệu, do đó không có hiện tượng cố định bổ thể 

C. có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể có tác dụng gây độc tế bào đích 

D. có sự tham gia của bổ thể, trong đó bổ thể không có tác dụng gây độc tế bào đích, mà tác dụng này do lympho bào Tc thực hiện

Xem đáp án

30/08/2021 0 Lượt xem

Câu 6: Trong thí nghiệm của Landsteiner - Chase và Lurie về đáp ứng miễn dịch trong bệnh lao:

A. kháng thể chống vi khuẩn lao không có khả năng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao nhưng có tác dụng ức chế vi khuẩn lao làm cho vi khuẩn lao không nhân lên được

B. kháng thể chống vi khuẩn lao chỉ có tác dụng bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao khi có sự hợp tác của các tế bào đại thực bào

C. tất cả các tế bào lách, hạch ở chuột đã mẫn cảm với vi khuẩn lao có khả năng tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn lao, nhờ đó có thể bảo vệ cơ thể thoát khỏi bệnh lao 

D. tế bào đại thực bào tăng khả năng ức chế và diệt vi khuẩn lao khi có sự hỗ trợ của các lympho bào T

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Miễn dịch học - Phần 5
Thông tin thêm
  • 11 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên