Câu hỏi: Các điều kiện để toà án có thể thụ lý (tiếp nhận đơn kiện) các vụ tranh chấp kinh tế.
A. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài.
B. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí.
C. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác, Sự việc không được các bên thoả thuận trước là phải giải quyết theo thủ tục trọng tài.
D. Người khởi kiện có quyền khởi kiện. Sự việc thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án. Đơn kiện được gửi đúng theo thời hiệu khởi kiện. Nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí. Sự việc chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
Câu 1: Cơ quan công chứng thực hiện những nhiệm vụ gì?
A. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng thực.
B. Thực hiện việc công chứng. Thực hiện việc chứng nhận.
C. Thực hiện việc công nhận. Thực hiện việc công chứng.
D. Thực hiện dịch vụ công. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cấp toà án nào có quyền xét xử giám đốc thẩm?
A. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, hội đồng thẩm phán TAND tối cao, toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính thuộc TAND tối cao.
B. Ủy ban thẩm phán TAND tỉnh, toà phúc thẩm TAND tối cao, toà hình sự TAND tối cao.
C. TAND tỉnh, TAND huyện, các toà chuyên trách TAND tối cao.
D. TAND tối cao, TAND tỉnh.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Khi xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế, thủ tục bắt đầu phiên toà có những việc gì?
A. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng.
B. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng.
C. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật. Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc đại diện của đương sự về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu thêm về triệu tập người làm chứng.
D. Chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến dự phiên toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ. Chủ toạ phiên toà giới thiệu thành viên của Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ. Người làm chứng cam đoan khai đúng sự thật.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Thủ tục tranh luận tại phiên toà xét xử sơ thẩm một vụ án kinh tế có những việc gì?
A. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
B. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
C. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình. Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
D. Các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án. Mỗi người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác, Các bên vẫn có thể tiếp tục hoà giải ở phần này. Nếu hoà giải không thành thì hội đồng xét xử sẽ nghị án.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Quyền hạn của toà án cấp phúc thẩm khi xét xử các vụ án kinh tế:
A. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
B. Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
C. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
D. Bác kháng cáo, giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm (y án). Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm. Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm xét xử lại khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Trình bày các giai đoạn chủ yếu của quá trình tố tụng hình sự.
A. Khởi tố vụ án hìmh sự, điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm, thi hành án.
B. Điều tra, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc, xét xử theo trình tự tái thẩm.
C. Khởi động vụ án hình sự, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm xét xử theo trình tự tái thẩm.
D. Khởi tố vụ án hình sự, điều tra, xét xử phúc thẩm, xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, xét xử theo trình tự tái thẩm.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 24
- 0 Lượt thi
- 35 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận