Câu hỏi: Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch trong truyền máu:
A. Định nhóm máu hệ ABO và Rh cả người cho máu và bệnh nhân
B. Phát hiện các kháng thể bất thường chống các kháng nguyên hồng cầu
C. Thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chánh để đảm bảo phát máu an toàn
D. Tất cả đều đúng
Câu 1: Các bệnh nhân thiếu máu mạn tính có nguy cơ quá tải tuần hoàn, nên truyền:
A. Hồng cầu khối
B. Hồng cầu rửa
C. Máu tươi
D. Máu toàn phần lưu trữ
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 2: Các dấu hiệu tổng quát như: sụt cân, đổ mồ hôi đêm, sốt và ngứa thường hay gặp ở:
A. Lao hạch
B. Hạch viêm cấp
C. Hodgkin và u limphô không Hodgkin
D. Sarcoidose
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 3: Trong điều kiện hiện nay của nước ta, để tránh lây nhiễm HIV đặc biệt là trong giai đoạn cửa sổ thì biện pháp quan trọng nhất là:
A. Lựa chọn kỹ để có người cho máu an toàn nhất
B. Tăng cường sàng lọc các tác nhân lây nhiễm ở phòng xét nghiệm
C. Chỉ định truyền máu và các sản phẩm máu một cách hợp lý
D. Các biện pháp bảo đảm an toàn về mặt miễn dịch
30/08/2021 3 Lượt xem
Câu 4: Ở bệnh nhân có thiếu máu và lách to, yếu tố nào sau đây gợi ý một bệnh thiếu máu huyết tán:
A. Tốc độ máu lắng tăng cao
B. Số lượng bạch cầu giảm
C. Da vàng đậm và trong máu tăng chủ yếu là bilirubin trực tiếp
D. Tỷ lệ hồng cầu lưới tăng cao và bilirubin gián tiếp tăng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 5: IDR thường có giá trị trong chẩn đoán phân biệt lao hạch với:
A. Hạch viêm mũ
B. Hodgkin
C. Hạch viêm do các bệnh hoa liễu
D. Hạch trong bệnh lơ xê mi cấp
30/08/2021 2 Lượt xem
Câu 6: Dấu hiệu lâm sàng của tai biến do truyền bất đồng nhóm hệ ABO có thể:
A. Run lạnh
B. Đau vùng thắt lưng
C. Có thể đưa đến vô niệu
D. Tất cả đều đúng
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Nội khoa cơ sở - Phần 22
- 0 Lượt thi
- 50 Phút
- 45 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận