Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 26 (có đáp án): Thế năng. Tài liệu bao gồm 23 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 4: Các định luật bảo toàn. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 2: Chọn phương án sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
A. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau
B. Thời gian rơi bằng nhau
C. Công của trọng lực bằng nhau
D. Gia tốc rơi bằng nhau
Câu 3: Chọn phương án đúng.
Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:
A. quỹ đạo rơi như nhau
B. thời gian rơi bằng nhau
C. Công của trọng lực khác nhau
D. Gia tốc rơi bằng nhau
Câu 4: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.
Câu 5: Một con lắc đơn dao động xung quanh vị trí cân bằng B. Chọn mốc thế năng tại B. Khi con lắc di chuyển từ A đến C thì
A. Thế năng tăng
B. Thế năng giảm
C. Thế năng giảm rồi tăng
D. Thế năng tăng rồi giảm
Câu 7: Thế năng hấp dẫn là đại lượng:
A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 8: Thế năng đàn hồi là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.
B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
C. Véctơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.
D. Véctơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai:
Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:
A. Cùng là một dạng năng lượng.
B. Có dạng biểu thức khác nhau.
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng:
Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi
A. Cùng là một dạng năng lượng.
B. Có dạng biểu thức như nhau.
C. Đều không phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối.
D. Đều là đại lượng có hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
Câu 13: Thế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào:
A. Độ cứng của lò xo
B. Độ biến dạng của lò xo
C. Mốc thế năng
D. Chiều biến dạng của lò xo
Câu 14: Dưới tác dụng của lực bằng 5N lò xo bị giãn ra 2 cm. Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra 5 cm là:
A. 0,31 J.
B. 0,25 J.
C. 15 J.
D. 25 J.
Câu 16: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng
B. Thế năng
C. Trọng lượng
D. Động lượng
Câu 17: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:
A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ
B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế
C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng
Câu 18: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi?
A. Động năng
B. Động lượng
C. Thế năng
D. Vận tốc
Câu 20: Một viên đạn được bắn từ mặt đất lên cao hợp với phương ngang góc , vận tốc đầu . Bỏ qua lực cản môi trường. Đại lượng không đổi khi viên đạn đang bay là
A. thế năng
B. động năng
C. động lượng
D. gia tốc
Câu 21: Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, mốc thế năng tại vị trí lo xo có chiều dài tự nhiên, thế năng đàn hồi của lò xo là
A. – 0,125 J
B. 1250 J
C. 0,25 J
D. 0,125 J
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận