Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi chất trong hệ sinh thái

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi chất trong hệ sinh thái

  • 30/11/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 228 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi chất trong hệ sinh thái. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.2 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

40 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Chuỗi thức ăn là ?

A.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

B.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau

C.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

D.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

Câu 2:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ như thế nào với nhau?

A.    Cùng nơi ở

B.    Sinh sản

C.    Cạnh tranh

D.    Dinh dưỡng

Câu 3:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

A.    Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

B.    Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

C.    Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật

D.    Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

Câu 4:

Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?

A.    Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.

B.    Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh

C.    Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng

D.    Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất

Câu 6:

Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

A.    Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

B.    Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

C.    Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất

D.    Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.

Câu 8:

Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là

A.    SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

B.    SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

C.    SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

D.    SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Câu 9:

Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

A.    Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1

B.    Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

C.    Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

D.    Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3

Câu 12:

Sơ đồ bên minh họa lưới thức ăn trong một hệ sinh thái gồm các loài sinh vật: A, B, C, D, E, G, H. Cho các kết luận sau về lưới thức ăn này, kết luận nào đúng?

 

A. A.   Có 3 loài thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.

B.    Loài C tham gia vào 4 chuỗi thức ăn khác nhau.

C.    Loài D tham gia vào ít chuỗi thức ăn hơn loài E.

D.    Lưới thức ăn này có tối đa 7 chuỗi thức ăn (với mắc xích đầu tiên là A và mắc xích cuối cùng là H).

Câu 17:

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

A.    Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp

B.    Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

C.    Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí

D.    Thực vật, nấm

Câu 19:

Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

A.    A.Bậc dinh dưỡng thứ 2

B.    Bậc dinh dưỡng thứ 4

C.    Bậc dinh dưỡng thứ nhất

D.    Bậc dinh dưỡng thứ 3

Câu 20:

Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

A.    Bậc dinh dưỡng thứ ba

B.    Bậc dinh dưỡng thứ tư.

C.    Bậc dinh dưỡng thứ năm.

D.    Bậc dinh dưỡng thứ hai.

Câu 21:

Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được:

A.    Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng

B.    Năng lượng tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng

C.    Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng

D.    Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 22:

Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.    Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.

B.    Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối.

C.    Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mìn

D.    Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.

Câu 23:

Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn nào trong số các chuỗi thức ăn sau cung cấp sinh khối có lượng năng lượng cao nhất cho con người (sinh khối của thực vật ở các chuỗi là bằng nhau)?

A.    Thực vật → dê → người.

B.    Thực vật → người.

C.    Thực vật → động vật phù du→cá →người.

D.    Thực vật →cá →chim→trứng chim → người

Câu 24:

Ở bậc dinh dưỡng nào con người có thể nhận được sản lượng sinh vật thứ cấp cao?

A.    Vật dữ đầu bảng.

B.    Những động vật gần với vật dữ đầu bảng.

C.    Những động vật ở bậc dinh dưỡng trung bình trong chuỗi thức ăn.

D.    Động vật ở bậc dinh dưỡng gần với sinh vật sản xuất.

Câu 25:

Nếu cả 4 hệ sinh thái dưới đây đều bị ô nhiễm thủy ngân với mức độ ngang nhau, con người ở hệ sinh thái nào trong 4 hệ sinh thái đó bị nhiễm độc nhiều nhất?

A.    Tảo đơn bào → động vật phù du → cá → người.

B.    Tảo đơn bào → cá → người.

C.    Tảo đơn bào → động vật phù du → giáp xác → cá → người

D.    Tảo đơn bào → giáp xác→ cá → người

Câu 27:

Chiều dài của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không kéo dài quá 6 mắt xích. Giải thích nào dưới đây là đúng?

A.    Do dòng năng lượng chỉ được truyền một chiều trong hệ sinh thái .

B.    Do phần lớn năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải ở mỗi bậc dinh dưỡng.

C.    Do trong chuỗi thức ăn có nhiều loài sinh vật tiêu thụ nên tiêu hao nhiều năng lượng.

D.    Do sinh vật sản xuất không đủ sinh khối cung cấp cho chuỗi thức ăn gồm quá nhiều mắt xích.

Câu 28:

Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài (quá 6 bậc dinh dưỡng)?

A.    Vì hiệu suất sinh thái giữa các bậc dinh thường trong hệ sinh thái là rất thấp.

B.    Vì nếu chuỗi thức ăn quá dài thì quá trình truyền năng lượng sẽ chậm.

C.    Chuỗi thức ăn ngắn thì quá trình tuần hoàn năng lượng sẽ xảy ra nhanh hơn.

D.    Chuỗi thức ăn ngắn thì chu trình vật chất trong hệ sinh thái xảy ra nhanh hơn.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 43 (có đáp án): Trao đổi chất trong hệ sinh thái
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 40 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Học sinh