Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 (có đáp án): Sinh sản vô tính ở thực vật

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 (có đáp án): Sinh sản vô tính ở thực vật

  • 30/11/2021
  • 47 Câu hỏi
  • 369 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 (có đáp án): Sinh sản vô tính ở thực vật. Tài liệu bao gồm 47 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 4: Sinh sản. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

50 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử

B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi

C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 2:

Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:

A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.

B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.

C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.

Câu 3:

Sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 4:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. bằng giao tử cái.

D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

Câu 5:

Sinh sản vô tính của thực vật trong tự nhiên gồm

A. Nguyên phân và giảm phân

B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá

D. Sinh sản tự nhiên và sinh sản nhân tạo

Câu 6:

Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:

A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.   

B. sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành

C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.

D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.

Câu 7:

Sinh sản vô tính được đặc trưng bởi

A. Không có quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. Tạo ra nhiều con cháu trong một thế hệ

C. Có quá trình giảm nhiễm

D. Con cháu đa dạng về mặt di truyền

Câu 8:

Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là?

A. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu

B. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi

C. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn

D. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

Câu 9:

Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình nào?

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Giảm phân

C. Nguyên phân.

D. Thụ tinh.

Câu 10:

Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình

A. giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và thụ tinh.

C. thụ tinh.

D. nguyên phân.

Câu 13:

Sinh sản vô tính không thể tạo thành

A. Thể hợp tử

B. Thể giao tử

C. Thể bào tử

D. Bào tử đơn bội

Câu 14:

Sinh sản vô tính không tạo thành

A. cây con

B. giao tử

C. bào tử

D. hợp tử

Câu 15:

Sinh sản bào tử là:

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể

C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.

D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

Câu 16:

Đặc điểm của bào tử là:

A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.

B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.

C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.

D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.

Câu 17:

Sinh sản bằng bào tử chỉ gặp ở nhóm thực vật

A. Có sự xen kẽ thế hệ giai đoạn lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời

B. Rêu và dương xỉ

C. Cây hạt trần

D. Cây hạt kín

Câu 18:

Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần.

B. Rêu, quyết.

C. Quyết, hạt kín.

D. Quyết, hạt trần.

Câu 19:

Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành

A. Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn

B. Có tính chống chịu cao

C. Thời gian thu hoạch ngắn

D. Tiết kiệm công chăm bón

Câu 20:

Những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt:

A. Giữ nguyên được tính trạng mà người ta mong muốn.

B. Sớm ra hoa kết quả nên sớm được thu hoạch.

C. Lâu già cỗi.

D. Cả A và B.

Câu 21:

Nhóm thực vật sinh sản chủ yếu bằng lá?

A. Xà lách, hành, bắp cải

B. Rau muống, đậu xanh, mồng tơi

C. Thuốc bỏng, sen đá

D. Mã đề, sen, sung

Câu 23:

Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng?

A. Lá.

B. Rễ củ.

C. Thân củ.

D. Thân rễ.

Câu 24:

Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân

A. Lúa mạch, lúa mì, ngô.

B. Củ mì (sắn), rau má, chuối

C. Cam. bưởi, chanh.

D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ

Câu 26:

Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng?

A. Hormone kích thích sinh trưởng

B. Chất ức chế sinh trưởng

C. Dung dịch dưỡng chất

D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm

Câu 27:

Sinh sản sinh dưỡng là:

A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.

C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.

D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 28:

Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ

A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn

B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh

C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ

D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ

Câu 29:

Chiết cành có lợi hơn so với giâm cành ở chỗ

A. Áp dụng được với nhiều cây ăn quả, tỷ lệ cây con sống cao

B. Số lượng cây con tạo ra nhiều hơn

C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ

D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ

Câu 30:

Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.

B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.

C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

D. Cả B và C

Câu 31:

Khi ghép cành phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì:

A. giảm mất nước qua lá.

B. tập trung nước nuôi tế bào cành ghép.  

C. để cành khỏi bị héo.

D. cả A và B.

Câu 32:

Sai khác cơ bản của ghép cành so với giâm và chiết cành

A. Không tạo thêm cá thể mới

B. Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau

C. Ghép cành nhanh cho thu hoạch

D. Tất cả đều đúng

Câu 33:

Ghép cành có ưu điểm hơn so với giâm và chiết cành

A. Tạo ra số lượng lớn cây con trong thời gian ngắn

B. Có thể tạo được những giống mang đặc tính của 2 cơ thể khác nhau

C. Tạo giống sạch bệnh

D. Tất cả đều đúng

Câu 34:

Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất

B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.

Câu 35:

Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô là?

A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất

B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.

C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

D. Cả A, B và C.

Câu 37:

Tương quan giữa các hormone nào được ứng dụng trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào?

A. Auxin và AAB

B. GA và auxin

C. auxin và xitokinin

D. xitokinin và florigen

Câu 38:

Sinh sản vô tính có lợi cho thực vật bởi tất cả đặc điểm sau, ngoại trừ

A. Duy trì được khả năng thích nghi cao trong môi trường ổn định

B. Sớm hoàn thành vòng đời

C. Con cháu đa dạng về kiểu gen

D. Hiệu quả sinh sản cao

Câu 39:

Sinh sản vô tính có lợi cho thực vật bởi?

A. Duy trì được khả năng thích nghi cao trong môi trường ổn định

B. Sớm hoàn thành vòng đời

C. Hiệu quả sinh sản cao

D. Tất cả các ý trên

Câu 40:

Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo không phải nhằm

A. Nhân giống cây quý một cách nhanh chóng

B. Duy trì đặc tính của cây mẹ

C. Tạo ra giống cây trồng sạch bệnh

D. Tạo ra giống có năng suất cao hơn

Câu 41:

Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. Duy trì các tính trạng tốt cho con người.

B. Nhân nhanh giống cây trồng cần thiết trong thời gian ngắn.

C. Phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 42:

Chiết cành là hình thức sinh sản có đặc điểm

A. Chặt 1 cành của cơ thể, trồng xuống đất để tạo ra cây mới trong thời gian ngắn

B. Chặt ngọn cây để cây mẹ đẻ nhánh, mọc chồi bên

C. Kích thích cành cây ra rễ, rồi cắt rời cành đem trồng

D. Đem chồi cây này cho mọc trên thân cây kia

Câu 44:

Chiết cành và giâm cành được ứng dụng nhiều trong ?

A. Trồng lương thực

B. Trồng các cây có nhiều mắt (khoai lang, rau muống...)

C. Trồng các cây lâu năm có giá trị kinh tế cao

D. Trồng các cây một năm có giá trị kinh tế cao

Câu 45:

Cây ăn quả lâu năm có thể được trồng bằng phương pháp

A. Giâm, chiết, ghép cành

B. Gieo hạt, chiết, ghép

C. Gieo hạt, giâm, ghép

D. Chiết, giâm và gieo

Câu 46:

Cây ăn quả lâu năm có thể được trồng bằng phương pháp

A. giâm, chiết, ghép cành

B. gieo hạt, chiết, ghép

C. gieo hạt, giâm, ghép

D. chiết, giâm và gieo

Câu 47:

Dựa vào cơ sở khoa học nào để có thể nuôi một tế bào thành một cây hoàn chỉnh?

A. Tính toàn năng của tế bào

B. Điều kiện vô trùng tuyệt đối

C. Đảm bảo đủ các nguyên tố dinh dưỡng

D. Tế bào hoàn toàn sạch bệnh

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 (có đáp án): Sinh sản vô tính ở thực vật
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 50 Phút
  • 47 Câu hỏi
  • Học sinh