Trắc nghiệm: Ôn luyện dấu về câu có đáp án

Trắc nghiệm: Ôn luyện dấu về câu có đáp án

  • 30/11/2021
  • 12 Câu hỏi
  • 258 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm: Ôn luyện dấu về câu có đáp án. Tài liệu bao gồm 12 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Ngữ Văn 8 Tập 1. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

15 Phút

Tham gia thi

16 Lần thi

Câu 1:

Dòng nào không phải là công dụng của dấu chấm lửng?

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Dùng để đánh dấu kết thúc câu tường thuật.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 2:

Dấu chấm phẩy dùng để:

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 3:

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì ?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. ( Tô Hoài )

A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 4:

Dòng nào không phải là công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

B. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.

C. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 5:

Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối như thế nào?

A. Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

B. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

C. Dấu gạch ngang được sử dụng nhiều hơn dấu gạch nối.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6:

Công dụng của dấu ba chấm?

A. Ngăn cách giữa các vế câu.

B. Dùng khi người viết không muốn liệt kê hết sự việc, hiện tượng trong chủ đề.

C. Dùng để nhấn mạnh.

D. Dùng để kết thúc câu cầu khiến.

Câu 7:

Công dụng của dấu chấm than?

A. Dùng để kết thúc câu cảm thán hay câu cầu khiến.

B. Kết thúc câu gọi hoặc câu đáp.

C. Tỏ thái độ mỉa mai hay ngạc nhiên đối với sự kiện vừa nêu.

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8:

Dấu hỏi chấm dùng để làm gì?

A. Sử dụng kết thúc câu cầu khiến.

B. Sử dụng kết thúc câu nghi vấn.

C. Sử dụng kết thúc câu kể.

D. Sử dụng kết thúc câu cảm thán.

Câu 9:

Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,... dẫn trong câu văn.

D. Cả ba nội dung trên.

Câu 10:

Tác dụng của dấu ngoặc đơn là gì?

A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó

B. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép)

C. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, ...)

D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang

Câu 11:

Tác dụng của dấu hai chấm là gì?

A. Đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh).

B. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.

C. Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

D. Gồm B và C.

Câu 12:

Các lỗi cần tránh về dấu câu là gì?

A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.

B. Thiếu dấu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.

C. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.

D. Tất cả các lỗi trên.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm: Ôn luyện dấu về câu có đáp án
Thông tin thêm
  • 16 Lượt thi
  • 15 Phút
  • 12 Câu hỏi
  • Học sinh