Trắc nghiệm: Hầu trời (Tản Đà) có đáp án

Trắc nghiệm: Hầu trời (Tản Đà) có đáp án

  • 30/11/2021
  • 7 Câu hỏi
  • 368 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm: Hầu trời (Tản Đà) có đáp án. Tài liệu bao gồm 7 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Ngữ Văn 11 Tập 2. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.5 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

15 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1:

Ý nào sau đây chưa chính xác khi nói về Tản Đà?

A. Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời khi Hán học đã tàn mà Tây học vừa mới bắt đầu.

B. Vào những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi ông nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn văn học

C. Thơ văn ông được xem như một gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: Trung đại và Hiện đại.

D. Ông sáng tác thơ văn chủ yếu bằng chữ Hán.

Câu 2:

Bài thơ “Hầu trời” của Tản Đà được viết bằng:

A. chữ Nôm, thể thất ngôn tứ tuyệt.

B. chữ Nôm, thể thất ngôn trường thiên.

C. chữ Hán, thể thất ngôn trường thiên.

D. chữ quốc ngữ, thể thất ngôn trường thiên.

Câu 3:

Trong bài thơ “Hầu trời”, nhà thơ Tản Đà được mời lên Thiên đình để làm gì?

A. Phụ trách chợ văn trên Thiên đình.

B. Đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.

C. Chịu phạt vì tội đọc thơ giữa đêm khuya làm Trời mất ngủ.

D. Dạy cho Trời và chư tiên làm thơ.

Câu 4:

Dòng nào sau đây không thể hiện cái ngông của Tản Đà trong bài “Hầu trời”?

A. Xem mình bị đày xuống hạ giới vì tội ngông.

B. Không thấy ai tri âm với mình ngoài trời và tiên.

C. Tự cho mình văn hay khiến trời phải khen thưởng

D. Ý thức về tài năng và chí làm trai trong trời đất.

Câu 5:

Nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ "Hầu trời" là:

A. Thể thơ thể thất ngôn trường thiên tự do, không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào.

B. Ngôn từ hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn người đọc.

C. Cách biểu hiện cảm xúc tự do, phóng túng, bình dân.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6:

Từ phía người đọc, bút danh Tản Đà trước hết và chủ yếu muốn gợi liên tưởng đến điều gì trong tâm hồn, tính cách nhà thơ?

A. Tính cách "ngông" và xu hướng thoát li thực tại.

B. Tình yêu quê hương, đất nước.

C. Tính cách lãng mạn, phóng túng.

D. Niềm khao khát tự do, lòng trân trọng cái đẹp của tạo hóa.

Câu 7:

Qua câu chuyện "Hầu Trời" được Tản Đà hư cấu, kể lại bằng thơ, có thể thấy thơ trữ tình buổi giao thời đã thiên về nội dung, tính chất nào?

A. Nói chí một cách trịnh trọng.

B. Tỏ bày cảm xúc một cách lâm li, thống thiết.

C. Giãi bày cảm xúc một cách phóng khoáng.

D. Tỏ lòng một cách trang nghiêm.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm: Hầu trời (Tản Đà) có đáp án
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 15 Phút
  • 7 Câu hỏi
  • Học sinh