Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa lý 9 bài 11 (có đáp án): Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Địa Lí Kinh Tế. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
30 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Phân bố rộng khắp.
B. Chủng loại đa dạng.
C. C.Chât lượng tốt.
D. Trữ lượng lớn.
Câu 2: Đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta để phát triển công nghiệp?
A. Phân bố chủ yếu ở miền núi.
B. Chủ yếu là các mỏ vừa và nhỏ.
C. Đang ngày càng cạn kiệt.
D. D. Đa dạng về chủng loại.
Câu 3: Khoáng sản vật liệu xây dựng ở nước ta bao gồm
A. A. sắt, đá vôi.
B. crôm,đồng.
C. than, dầu mỏ.
D. sét, đá vôi.
Câu 4: Khoáng sản nhiên liệu của nước ta bao gồm
A. than, dầu, khí.
B. apatit, pirit, photphorit.
C. sắt, mangan, thiếc.
D. sét, đá vôi, titan.
Câu 5: Các loại khoáng sản nhiên liệu là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Sản xuất hàng vật liệu xây dựng.
B. Chế biến lương thực thực phẩm.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Công nghiệp năng lượng.
Câu 6: Khoáng sản phi kim loại là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp
A. năng lượng.
B. hóa chất.
C. luyện kim.
D. vật liệu xây dựng.
Câu 7: Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. B. Khai thác dầu khí.
C. Thủy điện.
D. Hóa chất.
Câu 8: Đâu không phải là thế mạnh nổi bật về ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Thủy điện.
B. Khai khoáng.
C. Nhiệt điện.
D. Hóa chất.
Câu 9: Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp là
A. số lượng đông, khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật.
B. B. giá nhân công rẻ, có phẩm chất cần cù, thông minh.
C. đội ngũ thợ lành nghề đông, trình độ chuyên môn cao.
D. tính kỉ luật, tác phong công nghiệp chuyên nghiệp.
Câu 10: Khó khăn về lao động nước ta đối với sự phát triển công nghiệp là
A. số lượng đông.
B. cần cù, sáng tạo.
C. có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật.
D. trình độ chuyên môn chưa cao.
Câu 11: Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do
A. chính sách của Nhà nước.
B. giải quyết việc làm.
C. sức ép của thị trường.
D. tác động của công nghệ.
Câu 12: Sức ép của thị trường có vai trò như thế nào với ngành công nghiệp nước ta?
A. Làm kìm hãm sự phát triển của ngành công nghiệp.
B. Giúp cho cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, linh hoạt.
C. Hình thành nên các trung tâm công nghiệp quy mô lớn.
D. Thay đổi sự phân bố của các ngành công nghiệp.
Câu 13: Các mặt hàng công nghiệp nước ta xuất sang các nước còn hạn chế về
A. mẫu mã, chất lượng.
B. giá cả, tính năng.
C. số lượng, mẫu mã.
D. số lượng, hình thức.
Câu 14: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác động của thị trường đến các mặt hàng công nghiệp nước ta hiện nay?
A. Thị trường trong nước khá rộng lớn.
B. Sản phẩm cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập.
C. C. Không xuất sang nước công nghiệp phát triển
D. Còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.
Câu 15: Ngành công nghiệp nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Trình độ công nghệ còn thấp.
B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, phát triển đồng đều.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không phải hạn chế về cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp ở nước ta?
A. Trình độ công nghệ còn thấp.
B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa đồng bộ.
D. Cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện.
Câu 17: Ngành kinh tế nào sau đây có quan hệ chặt chẽ với công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm?
A. Công nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Nông nghiệp.
D. Du lịch.
Câu 18: Ngành nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào phát triển?
A. Cơ khí – điện tử.
B. Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.
C. Công nghiệp điện.
D. Công nghiệp khai khoáng.
Câu 19: Ngành công nghiệp nào sau đây phụ thuộc nhiều nhất vào tài nguyên thiên nhiên?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Điện tử - tin học.
D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 20: Ngành công nghiệp nào sau đây không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên?
A. Khai thác khoáng sản.
B. Công nghiệp điện.
C. Công nghiệp hóa chất.
D. Cơ khí – điện tử.
Câu 21: Ở thị trường trong nước, hàng công nghiệp nước ta bị cạnh tranh quyết liệt nhất bởi hàng ngoại nhập của quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan.
B. Trung Quốc.
C. Lào.
D. Nhật Bản.
Câu 22: Việc tiếp giáp với Trung Quốc giúp cho nước ta có một thị trường tiêu thụ rộng rãi, đồng thời cũng gây ra khó khăn gì đối với thị trường trong nước?
A. Bị canh tranh quyết liệt.
B. Hàng hóa đa dạng.
C. Sức mua người tiêu dùng giảm.
D. Chất lượng hàng hóa tăng cao.
Câu 23: Vùng nào sau đây của nước ta có hoạt động công nghiệp phát triển năng động nhất?
A. Thành phố.
B. Miền núi.
C. Đồng bằng.
D. Nông thôn.
Câu 24: Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho các hoạt động công nghiệp phát triển năng động ở các thành phố, đô thị?
A. Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại.
B. Dân cư tập trung đông, thị trường rộng lớn.
C. Nhận được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Tập trung nhiều khoáng sản hơn các khu vực khác.
Câu 25: Việc tạo ra các thế mạnh công nghiệp khác nhau của từng vùng trên lãnh thổ nước ta là do
A. phân hóa khí hậu.
B. B. phân bố tài nguyên.
C. chính sách phát triển.
D. cơ sở vật chất – kĩ thuật.
Câu 26: Nguyên nhân quan trọng nhất giúp nước ta có cơ cấu công nghiệp đa dạng?
A. Tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
B. B. Lao động đông, tăng nhanh.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Cơ sở hạ tầng được cải thiện.
Câu 27: Cuối những năm 80 của Thế kỉ XX, kinh tế nước ta rơi vào khủng hoảng kéo dài. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng nhất, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
A. Dân cư và lao động.
B. Thị trường tiêu thụ.
C. Cơ sở vật chất – kĩ thuật.
D. Chính sách phát triển.
Câu 28: Chính sách nào sau đây đã giúp nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa vào cuối thế kỉ XX?
A. Chính sách về dân số.
B. B. Chính sách đổi mới kinh tế.
C. Chính sách giao đất, giao rừng.
D. Chính sách xuất khẩu lao động.
Câu 29: Nhân tố kinh tế - xã hội nào sau đây có hạn chế lớn nhất đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta?
A. Chính sách phát triển công nghiệp.
B. B. Tthị trường trong và ngoài nước.
C. Dân cư và nguồn lao động.
D. D. Cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng.
Câu 30: Nhân tố kinh tế - xã hội quan trọng nhất thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp ở nước ta là
A. A.chính sách phát triển.
B. thị trường tiêu thụ.
C. nguồn lao động đông.
D. cơ sở vật chất kĩ thuật.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận