Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Công Dân 10 Bài 13 (có đáp án): Công dân với cộng đồng. Tài liệu bao gồm 17 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Phần thứ hai: Công dân với đạo đức. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
17 Phút
Tham gia thi
5 Lần thi
Câu 1: Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội tạo thành
A. tập thể.
B. hội nhóm.
C. cộng đồng.
D. xã hội.
Câu 2: Cộng đồng chăm lo cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có những điều kiện để
A. Hoàn thiện.
B. Phát triển.
C. Giàu có hơn.
D. Sống yên ổn.
Câu 3: Phương án nào dưới đây là nguyên tắc tổ chức và hoạt động để đời sống cộng đồng luôn phát triển lành mạnh?
A. Công bằng, dân chủ, văn minh.
B. Dân chủ, kỉ luật, pháp luật.
C. Công bằng, dân chủ, kỉ luật.
D. Bình đẳng, dân chủ, kỉ luật.
Câu 4: Mỗi cá nhân phát triển trong cộng đồng và nhờ sự phát triển đó của từng người mà cộng đồng trở lên
A. văn minh.
B. đoàn kết.
C. lớn mạnh.
D. phát triển.
Câu 5: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải được gọi là
A. nhân nghĩa.
B. yêu thương.
C. hợp tác.
D. hòa nhập.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không nói về nhân nghĩa?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Ba que xỏ lá.
C. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
D. Đồng cam cộng khổ.
Câu 7: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa?
A. Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.
B. Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
C. Sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau.
D. Dùng mọi cách để giành chiến thắng.
Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện lòng nhân nghĩa?
A. Quan tâm, giúp đỡ anh chị em trong gia đình.
B. Thấy người bị tai nạn không quan tâm vì không liên quan.
C. Gay gắt chỉ trích người mắc lỗi dù họ biết hối cải.
D. Không nhường nhịn người khác vì như vậy là tạo tính xấu cho họ.
Câu 9: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng được gọi là gì sau đây?
A. Sống giản dị.
B. Yêu thương con người.
C. Sống hòa nhập.
D. Hợp tác cùng phát triển.
Câu 10: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy
A. vui vẻ, thoái mái.
B. cuộc sống giàu ý nghĩa.
C. có thêm sức mạnh.
D. đơn độc, buồn tẻ.
Câu 11: Biểu hiện nào sau đây thể hiện cá nhân biết sống hòa nhập?
A. Chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.
B. Không quan tâm tới mọi người xung quanh.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể.
D. Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Câu 12: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là biểu hiện của
A. đoàn kết, tương trợ.
B. hợp tác.
C. yêu thương.
D. hòa nhập.
Câu 13: Phương án nào dưới đây đúng khi bàn về hợp tác?
A. Hợp tác giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.
B. Hợp tác làm con người trở lên lười nhác, ỷ lại.
C. Chỉ hợp tác khi thấy mình có lợi.
D. Khi yếu kém, không làm được mới hợp tác.
Câu 14: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Đôi bên cùng có lợi.
D. Không cần tôn trọng lợi ích của người khác.
Câu 15: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính hợp tác?
A. Bàn bạc, xây dựng kế hoạch làm việc chung.
B. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
C. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
D. Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra.
Câu 16: X là một học sinh có học lực yếu trong lớp. Cô chủ nhiệm đã phân công A ngồi cạnh và giúp đỡ X trong học tập. Theo em, A nên làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ và thể hiện được tinh thần hợp tác?
A. Không nhận lời giúp bạn và xin cô đổi chỗ ngồi.
B. Hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả.
C. Làm bài tập giúp bạn để bạn không mắc lỗi.
D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.
Câu 17: M cho rằng khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều cần tham gia thực hiện, sau đó cả nhóm cùng thuyết trình. Y và B lại cho rằng chỉ nên để những bạn học giỏi làm thôi. Bạn H thì cho rằng ai làm cũng được, miễn sao được điểm cao. Theo em, suy nghĩ về hợp tác của bạn nào cần phải thay đổi?
A. Bạn M và Y.
B. Bạn B và H.
C. Bạn Y, B và H.
D. Bạn Y và B.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận