Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi giữa HK2 môn GDCD 10 năm 2021 của Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thư viện đề thi lớp 10. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
23/11/2021
Thời gian
45 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng?
A. Hỗ trợ nhau, cùng nhau chia sẻ việc nhà và chăm sóc con cái.
B. Vợ là phụ nữ nên phụ trách toàn bộ việc chăm sóc nuôi dạy con.
C. Chồng là đàn ông nên phải chịu trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình.
D. Vợ và chồng cần phải chia đôi công việc, trách nhiệm ngang bằng nhau.
Câu 2: Gia đình là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản nào?
A. Cưới hỏi và nội ngoại.
B. Hôn nhân và huyết thống.
C. Cưới hỏi và huyết thông.
D. Hôn nhân và con cái.
Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện cá nhân biết sống hòa nhập?
A. Chia bè phái, gây mâu thuẫn nội bộ.
B. Không quan tâm tới mọi người xung quanh.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể.
D. Đoàn kết, quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
Câu 4: Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung là biểu hiện nào?
A. Đoàn kết, tương trợ.
B. Hợp tác.
C. Yêu thương.
D. Hòa nhập.
Câu 5: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây về hợp tác?
A. Hợp tác giúp công việc diễn ra hiệu quả hơn.
B. Hợp tác làm con người trở lên lười nhác, ỷ lại.
C. Chỉ hợp tác khi thấy mình có lợi.
D. Khi yếu kém, không làm được mới hợp tác.
Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của hợp tác?
A. Tự nguyện.
B. Bình đẳng.
C. Đôi bên cùng có lợi.
D. Không cần tôn trọng lợi ích của người khác.
Câu 7: Chức năng nào không phải là chức năng cơ bản của gia đình?
A. Chức năng kinh tế.
B. Chức năng duy trì nòi giống.
C. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái.
D. Chức năng lao động.
Câu 8: Theo em, quan niệm nào sau đây là đúng?
A. Hôn nhân tiến bộ nên được tự do sống thử.
B. Tình yêu chân chính dẫn đến hôn nhân bền vững.
C. Tự do yêu đương nên cần yêu một lúc nhiều người để có nhiều lựa chọn.
D. Thời hiện đại, tình yêu đi liền với tình dục.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay?
A. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
B. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
C. Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
D. Hôn nhân phải làm đám cưới và được làng xóm láng giềng thừa nhận.
Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện tính hợp tác?
A. Bàn bạc, xây dựng kế hoạch làm việc chung.
B. Nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
C. Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
D. Cho nhau chép bài trong giờ kiểm tra.
Câu 11: X là một học sinh có học lực yếu trong lớp. Cô chủ nhiệm đã phân công A ngồi cạnh và giúp đỡ X trong học tập. Theo em, A nên làm như thế nào để giúp bạn tiến bộ và thể hiện được tinh thần hợp tác?
A. Không nhận lời giúp bạn và xin cô đổi chỗ ngồi.
B. Hướng dẫn bạn cách học và làm bài hiệu quả.
C. Làm bài tập giúp bạn để bạn không mắc lỗi.
D. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra để đạt điểm cao.
Câu 12: Quan niệm nào dưới đây phù hợp với chế độ hôn nhân hiện đại ở nước ta?
A. Đàn ông được lấy nhiều vợ.
B. Phụ nữ chỉ được lấy duy nhất một chồng.
C. Chỉ chấp nhận một vợ một chồng.
D. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy.
Câu 13: M cho rằng khi làm việc nhóm tất cả các thành viên đều cần tham gia thực hiện, sau đó cả nhóm cùng thuyết trình. Y và B lại cho rằng chỉ nên để những bạn học giỏi làm thôi. Bạn H thì cho rằng ai làm cũng được, miễn sao được điểm cao. Theo em, suy nghĩ về hợp tác của bạn nào cần phải thay đổi?
A. Bạn M và Y
B. Bạn B và H
C. Bạn Y, B và H
D. Bạn Y và B
Câu 14: Vượt lên khó khăn, trở ngại, không ngừng lao động, học tập, tư dưỡng rèn luyện được gọi là gì?
A. Nhận thức.
B. Tự nhận thức.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 15: Bạn P học giỏi môn Văn và môn Sử và yêu thích môn Địa lý với mong muốn tìm hiểu các nơi của mọi miền Tổ Quốc vì vậy bạn lựa chọn cho mình khối C để thi Đại học. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Tự nhận thức bản thân.
B. Tự hoàn thiện bản thân.
C. Nhận thức.
D. Hoàn thiện bản thân.
Câu 16: Do ngành Quan hệ quốc tế đang được nhiều bạn trẻ yêu thích và trở thành xu thế nên Q quyết định sẽ thi Đại học vào ngành đó trong khi đó Q lại học chuyên khối C còn ngành Quan hệ quốc tế lại là khối D. Q cho rằng thi cho vui, biết đâu lại đỗ. Quan điểm đó của Q thể hiện Q là người?
A. Biết nhận thức bản thân.
B. Không biết tự nhận thức về bản thân.
C. Biết hoàn thiện bản thân.
D. Không biết tự hoàn thiện bản thân.
Câu 17: Dù nhiều lần thi trượt vào trường Đại học Y Hà Nội nhưng H vẫn quyết tâm ôn thi và đọc thêm sách vở, tự học ôn lại kiến thức nên năm 2017, H đã thi đỗ vào trường Đại Học Y Hà Nội với số điểm là 29 điểm. Điều đó cho thấy?
A. H biết nhận thức bản thân.
B. H không biết nhận thức bản thân.
C. H không biết tự hoàn thiện bản thân.
D. H biết tự hoàn thiện bản thân.
Câu 18: Biết mình học kém môn Tiếng Anh nên D luôn tìm tòi cách học tiếng anh hiệu quả thông qua bài hát, bộ phim và giao tiếp với người nước ngoài. Nhờ đó, D đã thi đỗ trường Đại học Ngoại ngữ tiếp tục theo đuổi ước mơ học Tiếng Anh của mình. Việc làm đó thể hiện?
A. D biết nhận thức bản thân.
B. D không biết nhận thức bản thân.
C. D không biết tự hoàn thiện bản thân.
D. D biết tự hoàn thiện bản thân.
Câu 19: Người không biết tự hoàn thiện bản thân sẽ trở lên như thế nào?
A. Tự ti.
B. Tự tin.
C. Kiêu căng.
D. Lạc hậu.
Câu 20: Để tự hoàn thiện bản thân, mỗi người phải rèn luyện cho mình đức tính nào?
A. Bao dung, cần cù.
B. Tiết kiệm, cần cù.
C. Trung thức, tiết kiệm.
D. Khiêm tốn, trung thực, hòa nhập.
Câu 21: Biểu hiện của tự hoàn thiện bản thân là gì?
A. Lắng nghe góp ý của mọi người.
B. Lên kế hoạch học và chơi.
C. Học hỏi bạn bè những việc làm tốt.
D. Cả A, B, C.
Câu 22: Tham gia phòng chống dịch bệnh hiểm nghèo không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lương tâm, trách nhiệm đạo đức của ai?
A. Học sinh, sinh viên.
B. Mọi quốc gia.
C. Nhà nước.
D. Tất cả mọi người.
Câu 23: Yếu tố nào sau đây không đe dọa tự do, hạnh phúc của con người?
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Bùng nổ dân số.
C. Dịch bệnh hiểm nghèo.
D. Hoà bình.
Câu 24: Để hạn chế sự bùng nổ dân số, mỗi công dân cần phải làm gì?
A. Chăm lo phát triển kinh tế.
B. Chấp hành luật hôn nhân gia đình 2000 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
C. Chỉ kết hôn khi có tình yêu chân chính.
D. Chấp hành luật hôn nhân gia đình 2014 và chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.
Câu 25: Các dịch bệnh hiểm nghèo đang uy hiếp đến gì?
A. Hoạt động sản xuất của con người.
B. Sự phát triển của tự nhiên.
C. Sự sống của động vật.
D. Sức khỏe và tính mạng của toàn nhân loại.
Câu 26: Biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm mạnh, điểm yếu…của bản thân được gọi là gì?
A. Nhận thức.
B. Tự nhận thức.
C. Tự hoàn thiện bản thân.
D. Tự nhận thức bản thân.
Câu 27: Tự nhận thức về bản thân là… rất cơ bản của con người. Trong dấu “…” là?
A. Nhân tố.
B. Yếu tố.
C. Kỹ năng sống.
D. Kỹ năng.
Câu 28: Tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc được gọi là gì?
A. Lòng nhân ái.
B. Lòng yêu thương.
C. Lòng yêu nước.
D. Lòng dũng cảm.
Câu 29: Người công dân đối với tổ quốc thì phẩm chất nào là quan trọng nhất?
A. Nhân ái.
B. Cần cù, chăm chỉ.
C. Dũng cảm.
D. Yêu nước.
Câu 30: Truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam, là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác là gì?
A. Nhân nghĩa.
B. Yêu nước.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Năng động, sáng tạo.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận