Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 10

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 10

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 257 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường - Phần 10. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.8 6 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

25 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản?

A. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đén 50.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Câu 2: Theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao:

A. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đén 50.000.000 đồng

B. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng

C. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng

D. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng

Câu 3: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, Quỹ bảo vệ môi trường được hiểu như thế nào?

A. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

B. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính nhà nước được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường

C. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức phi chính phủ được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

D. Quỹ bảo vệ môi trường là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, để hỗ trợ hoạt động của cá tổ chức bảo vệ môi trường.

Câu 4: Theo Luật bảo vệ môi trường 2014, vốn hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường quốc gia và cấp tỉnh được hình thành từ các nguồn?

A. Ngân sách nhà nước; thuế môi trường; phí bảo vệ môi trườn; các khoản tiền phạt về môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

B. Ngân sách nhà nước hỗ trợ, thuế, phí bảo vệ môi trường, cá khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

C. Ngân sách nhà nước hỗ trợ; phí bảo vệ môi trường; các khoản bồi thường cho Nhà nước về thiệt hại môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

D. Ngân sach nhà nước hỗ trợ; phí bảo vệ môi trường; các khoản thu thuế báo vệ môi trường; các khoản hỗ trợ, đóng góp, ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

Câu 5: Theo pháp luật hiện hành, Cơ quan có thẩm quyền thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:

A. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân cấp xã

B. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân cấp xã

C. Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân các cấp

D. Sở Tài nguyên và Môi trường; Phòng Tài nguyên và Môi trường; đơn vị cung cấp nước sạch; Ủy ban nhân dân các cấp

Câu 6: Theo pháp luật hiện hành, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được quy định:

A. 10% trên giá bán của 1m3 nước sạch

B. 12% trên giá bán của 1m3 nước sạch

C. 15% trên giá bán của 1m3 nước sạch

D. 20% trên giá bán của 1m3 nước sạch

Câu 7: Theo pháp luật hiện hành, môi trường rừng bao gồm:

A. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây gỗ, cây bụi, thảm tươi, hệ động vật và vi sinh vật rừng, khí hật, đất

B. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây cối, động vật, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác

C. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: cây cối, muông thú, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên

D. Các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên

Câu 8: Theo pháp luật hiện hành giá trị sử dụng của môi trường rừng gồm:

A. Bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác

B. Phòng hộ, duy trì môi trường sống như điều hòa khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi và hạn chế bão lụt, hấp thụ các bon, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học, vv

C. Duy trì chất lượng nước, giữ dòng chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các bon, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật

D. Bảo vệ đất, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác

Câu 9: Theo pháp luật hiện hành, việc giải quyết tranh chấp về môi trường:

A. Được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự; Luật đất đai, Luật đa dạng sinh học và một số luật khác có liên quan

B. Được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan

C. Được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự

D. Được thực hiện theo quy định của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Câu 10: Theo bộ luật hình sự năm 2015, tội hủy hoại rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2):

A. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 năm đến 05 năm

B. Thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 năm đến 05 năm

C. Thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 năm đến 03 năm

D. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt từ từ 01 năm đến 03 năm

Câu 11: Theo Bộ luật hình sự năm 2015, tội chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kilogam trở lên:

A. Thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

B. Thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

C. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm

D. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Câu 12: Theo bộ luật hình sự năm 2015, tội gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2):

A. Thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

B. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

C. Thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

D. Thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Câu 13: Các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm:

A. Biện pháp kinh tế, biện pháp tuyên truyền, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật

B. Biện pháp hình sự, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp kỷ luật

C. Biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp khoa học kỹ thuật và biện pháp pháp luật

D. Biện pháp xử phạt, biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự, biện pháp tuyên truyền phổ biến, biện pháp khuyến khích khoa học kỹ thuật

Câu 14: Theo pháp luật hiện hành, trong các quyền sau, quyền nào không phải của tổ chức chính trị - xã hội:

A. Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xất, kinh doanh, dịch vụ

B. Tư vấn, phải biện về bảo vệ môi trường với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh. dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật

C. Tham gia hoạt động kiểm tra về bảo vệ môi trường tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

D. Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

Câu 15: Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cần có biện pháp gì đẻ quản lý chất lượng môi trường không khí xung quanh:

A. Xem xét, phê duyệt dự án và hoạt động có phát thải khí phải căn cứ vào sức chịu tải của môi trường không khí, bảo đảm không có tác động xấu đến con người và môi trường

B. Lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tự; phải đo đặc, thống kê, kiểm kê và xây dụng cơ sở dữ liệu về lưu lượng, tính chất, đặc điểm khí thải

C. Có trách nhiệm theo dõi, đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh và công bố công khai thông tin; trường hợp môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm thì phải cảnh báo, xử lý kịp thời

D. Có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật

Câu 16: Nghị định 19/2015/NĐ-CP, quy định hình thức xử lý đối với tổ chức, cá nhan đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án được duyệt hoặc chưa ký quỹ cải tại, phục hồi môi trường?

A. Buộc lập phương án và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Bị xử phạt vi phạm hành chính

B. Buộc dừng hoạt động tạm thời. Bị xử phạt vi phạm hành chính

C. Buộc dừng hoạt động trong 6 tháng và cấm vay vốn ngân hàng trong thời gian 1 năm

D. Buộc lập phương án và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Buộc dừng hoạt động tạm thời

Câu 17: Nghị định 19/2015/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực sau phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường gồm:

A. Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mở hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

B. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

C. Hoạt động dầu khí; sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; sử dụng tàu biển chuyên dụng đển vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

D. Hoạt động dầu khí; sản xuẩ, kinh doanh hóa chất, xăng dầu; lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Câu 18: Theo pháp luật hiện hành, biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi đưa vào danh mục bao gồm:

A. Di dời địa điểm đến vi trí phù hợp; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; cải tạ, phục hồi môi trường

B. Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải; xây dựng kế hoạch, quy hoạch cải tạo, phục hồi môi trường

C. Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật; phòng tránh sự cố, cải tạo, phục hồi môi trường

D. Di dời địa điểm đến vị trí phù hợp; lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường

Câu 19: Theo pháp luật hiện hành trách nhiệm bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất tại làng nghề?

A. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nếu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản kể hoạch bảo vệ môi trường

B. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường

C. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo về các biện pháp bảo vệ môi trường

D. Triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản hoặc báo cáo các biện pháp bảo vệ môi trường

Câu 20: Theo pháp luật hiện hành, Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi khi:

A. Sau 03 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng

B. Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng

C. Sau 09 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng

D. Sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật môi trường có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 25 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên