Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Phần 8

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Phần 8

  • 30/08/2021
  • 10 Câu hỏi
  • 248 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục - Phần 8. Tài liệu bao gồm 10 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục thường xuyên là?

A. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học

B. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật

D. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện

Câu 2: Theo Luật Giáo dục 2019. Giáo dục mầm non gồm?

A. Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo tư nhân

B. Giáo dục nhà mẫu giáo và cơ sở giáo dục mẫu giáo

C. Giáo dục nhà trẻ và giáo dục trường mẫu giáo

D. Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo

Câu 3: Theo Luật giáo dục 2019. Phổ cập giáo dục là?

A. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện

B. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật

D. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học

Câu 4: Theo Luật giáo dục 2019. Giáo dục bắt buộc là?

A. Giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bảo đảm điều kiện để thực hiện

B. Giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học

C. Quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật

D. Giáo dục theo khóa học trong cơ sở giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được thiết lập theo mục tiêu của các cấp học, trình độ đào tạo và được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân

Câu 5: Theo Luật giáo dục 2019. Kiểm định chất lượng giáo dục là?

A. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục

B. Kiến thức, kỹ năng cơ bản, cốt lõi trong chương trình giáo dục trung học phổ thông mà người học phải tích lũy để có thể tiếp tục học trình độ giáo dục nghề nghiệp cao hơn

C. Đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề

D. Hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành

Câu 6: Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, phạm vi điều chỉnh của Luật này là gì?

A. Hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, giáo viên, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

B. Hệ thống giáo dục quốc dân; nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

C. Hệ thống giáo dục quốc dân; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

D. Hệ thống giáo dục quốc gia; cơ sở giáo dục, nhà giáo, người học; quản lý nhà nước về giáo dục; quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động giáo dục.

Câu 7: Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, đâu không phải là một trong những mục tiêu giáo dục?

A. Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc.

B. Phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

C. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 8: Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, Mục tiêu giáo dục là gì?

A. Nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

B. Phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

C. Nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

D. Cả 3 phương án trên.

Câu 9: Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, tính chất của nền giáo dục Việt Nam là gì?

A. Là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

B. Là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

C. Là nền giáo dục chủ nghĩa xã hội có tính nhân văn, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

D. Là nền giáo dục chủ nghĩa xã hội có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.

Câu 10: Theo Luật Giáo dục số: 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019 của Quốc hội, hoạt động giáo dục được thực hiện theo nguyên lý nào?

A. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội.

B. Học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn, giáo dục nhà trường gắn liền với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

C. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

D. Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội và hoạt động tự giáo dục.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật giáo dục có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 10 Câu hỏi
  • Sinh viên