Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Đại cương Y học lao động - Phần 10. Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Môn đại cương. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
21/10/2021
Thời gian
25 Phút
Tham gia thi
1 Lần thi
Câu 1: Bụi asbest khi xâm nhập vào phế nang:
A. Bị các đại thực bào tiêu hủy một phần
B. Bị các đại thực bào khu trú lại và đào thải ra ngoài trong một thời gian dài
C. Các đại thực bào đến ăn nhưng chính các đại thực bào bị tổn thương
D. Gây tổn thương xơ hóa
Câu 2: Tổn thương bệnh lý điển hình trong bệnh bụi phổi asbest là:
A. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế
B. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn
C. Xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc
Câu 3: Chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi asbest dựa vào:
A. X quang
B. Tiền sử nghề nghiệp, X quang, thể asbest trong đờm
C. Các dấu hiệu chức năng, thực thể và chức năng hô hấp
D. X quang, xét nghiệm sinh hóa máu và nước tiểu
Câu 4: Thể asbest có mặt trong đờm:
A. Là một dấu hiệu điển hình của bệnh bụi phổi asbest
B. Chứng tỏ có tiếp xúc với bụi asbest
C. Cho thấy bệnh đã đến giai đoạn nặng, không hồi phục
D. Là dấu hiệu cho biết có thể có kết hợp với lao phổi
Câu 5: Hiện nay người mắc bệnh bụi phổi asbest:
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm
B. Có thể khỏi bệnh nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị tích cực
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi
D. Bệnh tiến triển nặng hơn nếu tiếp tục tiếp xúc với bụi và được điều trị
Câu 6: Hình ảnh X quang trong bệnh bụi phổi asbest là:
A. Xơ hóa lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đáy phổi
B. Xơ hóa lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đỉnh phổi
C. Có những nốt mờ nhỏ rải rác như lao kê
D. Những nốt mờ điển hình ở đỉnh phổi
Câu 7: Xét nghiệm nhuộm và soi đờm tìm thể asbest có ý nghĩa:
A. Quyết định chẩn đoán bệnh phổi nhiễm bụi asbest
B. Theo dõi tiên lượng của bệnh phổi nhiễm bụi asbest
C. Để chứng minh có tiếp xúc với bụi asbest
D. Để chẩn đoán phân biệt bệnh bụi phổi asbest với bệnh bụi phổi bông
Câu 8: Tổn thương bệnh lý điển hình trong bệnh bụi phổi bông là:
A. Xơ hóa phổi gây giảm thông khí hạn chế
B. Co thắt phế quản làm giảm thông khí tắc nghẽn
C. Xơ hóa ở đỉnh phổi trong giai đoạn đầu
D. Xơ hóa khởi phát ở các phế huyết quản gốc
Câu 9: Đối với bệnh phổi nhiễm bụi asbest, đo chức năng hô hấp có ý nghĩa:
A. Quyết định chẩn đoán bệnh phổi nhiễm bụi asbest
B. Để phát hiện sớm sự suy giảm chức năng hô hấp
C. Để theo dỏi tiến triển và tiên lượng của bệnh
D. Để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác
Câu 10: Các biểu hiện của bệnh bụi phổi bông:
A. Trong giai đoạn sớm bệnh nhân cảm thấy tức ngực khó thở vào ngày lao động đầu tiên sau ngày nghỉ cuối tuần
B. Ho mệt mỏi sốt vào ngày thứ hai đầu tuần trong giai đoạn muộn
C. Giống hen phế quản
D. Giống viêm phế quản mãn tính
Câu 11: Chức năng hô hấp trong bệnh bụi phổi bông điển hình là:
A. Giảm thông khí hạn chế
B. Giảm thông khí tắc nghẽn
C. Giảm thông khí phối hợp
D. Giảm trao đổi khí phế nang - mao mạch
Câu 12: Tổn thương bệnh lý và biến đổi chức năng trong bệnh bụi phổi bông là:
A. Tổn thương nhu mô phổi gây giảm thông khí tắc nghẽn
B. Tổn thương ở phế quản gây giảm thông khí hạn chế
C. Tổn thương ở phế quản gây giảm thông khí tắc nghẽn
D. Co thắt phế quản gây giảm thông khí tắc nghẽn
Câu 13: Hình ảnh X quang trong bệnh bụi phổi bông điển hình là:
A. Xơ hóa lan tỏa, có bờ không đều, ở cả hai phế trường
B. Xơ hoá lan tỏa, giai đoạn đầu xuất hiện ở đỉnh phổi
C. Có những nốt mờ nhỏ rải rác như lao kê
D. Không thấy có biến đổi
Câu 14: Chẩn đoán sớm bệnh bụi phổi bông dựa vào:
A. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng, X quang, chức năng hô hấp
B. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng, khám thực thể, X quang, chức năng hô hấp
C. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng, khám thực thể, X quang, chức năng hô hấp
D. Tiền sử nghề nghiệp, triệu chứng cơ năng điển hình, chức năng hô hấp
Câu 15: Người mắc bệnh bụi phổi bông:
A. Có thể điều trị lành được nếu phát hiện sớm và điều trị thích hợp
B. Chỉ có thể thuyên giảm nếu ngừng tiếp xúc với bụi và điều trị liên tục suốt đời
C. Không thể khỏi bệnh dù được điều trị và ngừng tiếp xúc với bụi
D. Sẽ tiến triển nặng hơn dù ngừng tiếp xúc với bụi và được điều trị
Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Đại cương Y học lao động có đáp án Xem thêm...
- 1 Lượt thi
- 25 Phút
- 20 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận