Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 9

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 9

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 252 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 9. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.0 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Các công việc lắp đặt dây dẫn và dây chống sét ở đường dây cao áp 02 mạch đi chung cột khi 01 mạch có điện và trong vùng ảnh hưởng của đường dây cao áp 35kV đến 500kV, quy định nào sau đây đúng?

A. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 4 an toàn điện trở lên và thâm niên công tác xây lắp đường dây điện cao áp ít nhất 02 năm;

B. Người có bậc 1, bậc 2 an toàn điện chỉ được làm các công việc ở dưới đất, không tiếp xúc với dây dẫn hoặc dây chống sét đang lắp đặt.

C. Ở chỗ người làm việc tiếp xúc với dây dẫn, dây chống sét phải nối đất chắc chắn hai đầu đoạn dây dẫn và dây chống sét này để chống điện cảm ứng; dây nối đất phải đấu vào cọc nối đất chung, khi đặt và tháo nối đất phải dùng dụng cụ cách điện. Người chỉ huy trực tiếp phải theo dõi, quản lý các dây nối đất này.

D. Cả a,b và c

Câu 2: Khi làm việc ở trên cột của đường dây cao áp có điện phải thực hiện những quy định sau đây:

A. Cấm dùng thước làm bằng thép (kim loại) để đo.

B. Không buông thõng tự do các đầu dây thừng.

C. Dây thừng phải làm bằng sợi (bông, đay, dù) có đủ chiều dài theo yêu cầu công việc và không có chỗ dễ bị đứt. Hệ số an toàn của dây thừng không nhỏ hơn 4,0.

D. Cả a,b và c

Câu 3: Lắp đặt dây dẫn ở đường dây 2 mạch khi một mạch có điện, quy định nào sau đây đúng?

A. Trong quá trình lấy độ võng, cấm tiếp xúc với dây dẫn. Người chỉ huy trực tiếp phải có biện pháp đề phòng nhân viên đơn vị công tác và người ngoài chạm phải dây dẫn. Khi đánh dấu dây dẫn phải dùng găng tay cách điện hoặc dùng chổi sơn cán gỗ.

B. Trước khi nối các đầu dây dẫn ở các dây lèo của cột đảo pha, phải nối đất cả 03 dây dẫn về hai phía cột bằng 06 dây nối đất (mỗi đầu dây dẫn phải đấu một đầu dây nối đất). Cả 06 dây nối đất này đều phải đấu vào một cọc nối đất chung.

C. Nếu xét thấy dây dẫn cần lắp có thể tới gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách nguy hiểm thì phải dùng dây thừng neo giữ dây dẫn của mạch đang thi công để nâng lên hoặc thả xuống theo mặt phẳng thẳng đứng.

D. Cả a,b và c

Câu 4: Lắp đặt dây dẫn và thiết bị đóng cắt, bảo vệ khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?

A. Dây dẫn lắp đặt ở trong nhà phải dùng những loại dây có bọc cách điện, không dùng dây trần để mắc ở trong nhà.

B. Dây xuyên qua mái nhà bằng ngói, lá, nứa, gianh phải dùng dây cáp bọc vỏ chì, nhựa PVC. Dây đi xuyên qua tường hoặc đi ngầm trong tường phải đi trong ống cách điện (hoặc ống có cách điện), không nối dây trong lòng ống.

C. Không đặt chung trong một ống cả dây dẫn cấp điện cho hệ thống chiếu sáng và dây dẫn cấp điện cho máy động lực.

D. Cả a,b và c

Câu 5: Lắp đặt dây dẫn và thiết bị đóng cắt, bảo vệ khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?

A. Khi nối dây phải nối so le và có băng cách điện cuốn ở ngoài mối nối. Tuỳ theo công suất tiêu thụ của từng loại dụng cụ dùng điện (như quạt, bàn là, bếp điện, lò sưởi, đèn v.v) mà phải dùng cỡ dây đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây có tiết diện nhỏ nối vào dụng cụ có công suất lớn, để gây ra sự cố, cháy dây, hoả hoạn.

B. Dao cách ly đóng, cắt điện phải đặt ở chỗ dễ thao tác, thuận tiện không đặt ở những nơi ẩm ướt v.v.

C. Cầu chì hộp phải có nắp, dây chì phải lắp đúng tiêu chuẩn. Cấm dùng dây đồng hoặc bất cứ loại dây khác (dây nhôm, lá nhôm v.v) để thay cho dây chì.

D. Cả a,b và c

Câu 6: Biện pháp an toàn khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?

A. Cho phép dùng ngón tay để thử xem có điện hay không nhưng phải đứng trên vật cách điện.

B. Dùng bút thử điện để xác định không còn điện.

C. Cấm dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ áp hoặc bóng đèn để xác định không còn điện.

D. Cả a,b và c

Câu 7: Khi mắc đèn trang trí trong ngày lễ, hội v.v phải thực hiện những quy định nào sau đây đúng?

A. Những chỗ dây gọt cách điện để đấu đui đèn phải gọt ở vị trí so le, sau khi đấu phải bọc lại bằng băng cách điện;

B. Dao cách ly tạm thời phải buộc cố định vào cột điện, thân cây v.v đặt cách mặt đất ít nhất 3,0m, có nắp đậy đề phòng trời mưa và treo biển báo an toàn;

C. Trang trí trên những cây cao, cành phía trên mặt nước hoặc những nơi nguy hiểm phải dùng sào, gậy để đưa dây ra vị trí theo yêu cầu;

D. Cả a,b và c

Câu 8: Thí nghiệm thiết bị điện cao áp tại chỗ (thiết bị trong vận hành), quy định nào sau đây đúng?

A. Phiếu công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp (trừ trường hợp nhân viên vận hành hoặc những người được nhân viên vận hành giám sát làm công tác thì nghiệm phải có lệnh công tác của đơn vị vận hành và ghi vào sổ nhật ký vận hành)

B. Phiếu công tác do đơn vị thí nghiệm cấp.

C. Lệnh công tác do đơn vị quản lý vận hành cấp trong mọi trường hợp.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 9: Thí nghiệm thiết bị điện cao áp ở phòng thí nghiệm, xe chuyên dùng, hoặc ở khu vực riêng rẽ không liên quan đến thiết bị đang vận hành thì phải có:

A. Phiếu công tác do đơn vị thí nghiệm cấp.

B. Lệnh công tác do người có thẩm quyền của đơn vị thí nghiệm cấp, trong đó, người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.

C. Không cần Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 10: Thí nghiệm thiết bị điện cao áp, nhân viên vận hành hoặc những người được nhân viên vận hành giám sát làm công tác thí nghiệm phải có:

A. Phiếu công tác do đơn vị vận hành câp.

B. Lệnh công tác của đơn vị vận hành và ghi vào sổ nhật ký vận hành. Trong trường hợp này, nhân viên vận hành phải có bậc 4 an toàn điện trở lên.

C. Không cần Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

D. Lệnh công tác của đơn vị vận hành và ghi vào sổ nhật ký vận hành. Trong trường hợp này, nhân viên vận hành phải có bậc 5 an toàn điện trở lên.

Câu 11: Thí nghiệm thiết bị điện cao áp, các phương án thí nghiệm thiết bị phức tạp do nhân viên tiến hành thí nghiệm chuẩn bị phải được:

A. Lãnh đạo phân xưởng (phòng, đội) thí nghiệm duyệt.

B. Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty duyệt.

C. Trưởng phòng Điều độ Công ty duyệt.

D. Do Lãnh đạo đơn vị quản lý vận hành duyệt

Câu 12: Khu vực thí nghiệm có điện áp cao phải có:

A. Rào chắn và người trông coi, người không có nhiệm vụ không được vào.

B. Việc đặt rào chắn do người tiến hành thí nghiệm chịu trách nhiệm.

C. Nếu dùng dây căng thay rào chắn thì trên dây phải treo biển báo “Dừng lại! Điện cao áp”. Nếu các dây dẫn điện đi qua hành lang, cầu thang, sàn nhà v.v thì phải cử người đứng gác tại các vị trí đặc biệt.

D. Cả a, b và c

Câu 13: Khu vực thí nghiệm có điện áp cao rào chắn cố định phải có chiều cao là bao nhiêu?

A. Không nhỏ hơn 1,20m

B. Không nhỏ hơn 1,50m

C. Không nhỏ hơn 1,70m

D. Không nhỏ hơn 1,90m

Câu 14: Trước khi đưa điện vào thử nghiệm, quy định nào sau đây đúng?

A. Tất cả mọi người phải đi ra ngoài và đảm bảo an toàn theo sự hướng dẫn của người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác làm công việc thí nghiệm.

B. Việc đưa điện vào thử nghiệm do người chỉ huy trực tiếp đảm nhận hoặc ra lệnh cho nhân viên trong đơn vị công tác thực hiện.

C. Việc đưa điện vào thử nghiệm do nhân viên trong đơn vị công tác thực hiện.

D. Thực hiện theo cả a và b

Câu 15: Quy định an toàn khi thí nghiệm nào sau đây đúng?

A. Trước khi đóng điện, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác làm công việc thí nghiệm phải tự mình kiểm tra mạch đấu dây thí nghiệm và biện pháp an toàn, sau đó báo trước cho mọi người biết bằng câu nói “Tôi đóng điện!” rồi mới đóng điện hoặc ra lệnh đóng điện. Cấm đấu thêm gì trong mạch thí nghiệm khi đã đóng điện phía hạ áp.

B. Khi thí nghiệm xong, người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác làm công việc thí nghiệm phải cắt điện, làm tiếp đất và báo cho mọi người biết “đã cắt điện”, sau đó ra lệnh đấu dây lại để tiếp tục thử nghiệm hoặc tháo dỡ các rào chắn và kết thúc công việc.

C. Khi đã đấu xong các thiết bị cần thử mới được tháo nối đất. Nếu thiết bị phải thí nghiệm đã cắt ra bằng dao cách ly thì trên các đoạn còn tiếp tục công tác khác phải đặt tiếp đất ở chỗ mạch hở.

D. Cả a, b và c

Câu 16: Dao cách ly phía hạ áp để cấp điện thí nghiệm phải:

A. Sử dụng dao 2 cực, phần cắt mạch điện phải được trông thấy rõ.

B. Dao cách ly ở vị trí cắt phải có đệm lót cách điện đặt ở giữa lưỡi dao và hàm tĩnh của dao.

C. Khi đưa thiết bị vào mạch thử phải có người trông coi dao cách ly.

D. Cả a, b và c

Câu 17: Khi dùng thiết bị thí nghiệm lưu động phải thực hiện đúng các quy định nào sau đây?

A. Các bộ phận cao áp phải che kín. Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ áp, một bên đặt thiết bị cao áp và giữa hai bên phải có ngăn cách;

B. Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra, điều khiển.

C. Các bộ phận cao áp phải che kín. Nếu thiết bị thí nghiệm để hở thì phải bố trí riêng một bên đặt thiết bị hạ áp, một bên đặt thiết bị cao áp và giữa hai bên không có ngăn cách. Dao cách ly, cầu chì và các thiết bị điện hạ áp phải để ở nơi thuận tiện, dễ kiểm tra, điều khiển.

D. Thực hiện theo a và b.

Câu 18: Khi thử cáp, quy định nào sau đây đúng?

A. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì trong thời gian thí nghiệm phải cử người đứng gác, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển “Dừng lại! Điện cao áp”.

B. Cả hai đầu đoạn cáp phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc”. Nếu đầu cáp bên kia nằm trong nhà mà nơi đó có người đang làm việc khác thì phải nhắc nhở trước khi thử nghiệm, đồng thời phải đặt rào chắn và treo biển “Dừng lại! Điện cao áp”.

C. Phải đeo găng tay cách điện, đi ủng cách điện hoặc đứng trên thảm cao su cách điện.

D. Thực hiện theo cả a và c.

Câu 19: Những người được sử dụng mê-gôm-mét để đo bao gồm:

A. Nhân viên vận hành hoặc người được nhân viên vận hành giám sát; Nhân viên thí nghiệm;

B. Nhân viên vận hành, sửa chữa, thí nghiệm có bậc 3 an toàn điện trở lên được sử dụng mê-gôm-mét một mình để đo trên mạch đã cắt điện và phải có Lệnh công tác.

C. Nhân viên vận hành, sửa chữa, thí nghiệm được sử dụng mê-gôm-mét một mình để đo trên mạch đã cắt điện và phải có Lệnh công tác.

D. Thực hiện theo cả a và b.

Câu 20: Dùng mê-gôm-mét để đo các thiết bị điện trong các trường hợp nào sau đây?

A. Thiết bị điện đã cách ly hoàn toàn ở mọi phía. Trước khi đo phải kiểm tra và biết chắc chắn là không có người làm việc ở bộ phận thiết bị đó.

B. Trước khi đo phải kiểm tra và biết chắc chắn là không có người làm việc ở bộ phận thiết bị đó. Cấm người chạm vào những vật dẫn điện liên quan đến thiết bị đang đo.

C. Thiết bị điện đã cách ly hoàn toàn ở mọi phía. Trước khi đo phải kiểm tra và biết chắc chắn là không có người làm việc ở bộ phận thiết bị đó. Cấm người chạm vào những vật dẫn điện liên quan đến thiết bị đang đo.

D. Cả a, b và c

Câu 21: Tháo lắp đồng hồ, rơ le và thiết bị thông tin, khi làm việc ở những buồng phân phối điện cao áp trong nhà và ngoài trời, quy định nào sau đây đúng?

A. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác của đơn vị quản lý vận hành cấp theo quy  định.

B. Phải có Phiếu công tác do đơn vị làm công việc cấp.

C. Không cần phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

D. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác của đơn vị làm công việc cấp theo quy  định.

Câu 23: Khi kiểm tra các mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ, việc để nhân vên đơn vị công tác tại buồng có điện cao áp là:

A. Không cho phép để một  nhân viên của đơn vị công tác tại buồng có điện cao áp.

B. Cho phép để một nhân viên có bậc 4 an toàn điện trở lên của đơn vị công tác tại buồng có điện cao áp. Người này phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn khi công tác ở thiết bị điện cao áp không cắt điện không cắt điện trong Quy trình an toàn điện.

C. Cho phép để một  nhân viên có bậc 3 an toàn điện trở lên của đơn vị công tác tại buồng có điện cao áp.

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 24: Khi làm việc ở những mạch đo lường, bảo vệ đang có điện phải áp dụng các biện pháp an toàn nào sau đây:

A. Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện (CT) và máy biến điện áp (VT) phải có dây tiếp đất cố định.

B. Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện và để ngắn mạch cuộn thứ cấp của máy biến điện áp.

C. Thực hiện cả a và c.

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 25: Khi tháo, lắp các loại đồng hồ đo, đếm điện năng ở cấp điện áp 220V/380V, ngòai việc thực quy định chung còn phải thực hiện quy định cụ thể để đảm bảo an toàn nào sau đây:

A. Phải cắt điện và có 2 người làm việc.

B. Trường hợp đặc biệt, nếu không cắt điện thì phải có phương án cụ thể về các biện pháp an toàn để tránh chạm, chập và điện giật do Giám đốc. Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty, Điện lực quận, huyện; Quản đốc, Phó quản đốc, Trưởng phòng Kỹ thuật, Phó Trưởng phòng Kỹ thuật (hoặc cấp tương đương) duyệt.

C. Không cần cắt điện nhưng phải có biện pháp an toàn tránh chạm, chập và phải có hai người làm việc.

D. Thực hiện cả a và b.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên