Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 11

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 11

  • 30/08/2021
  • 24 Câu hỏi
  • 232 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 11. Tài liệu bao gồm 24 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Khoa học - Kỹ thuật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 5 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1: Làm việc trên đường dây cao áp đang vận hành, những việc nào sau đây được phép làm việc một người có bậc 2 an toàn điện trở lên:

A. Công việc tại móng cột, trèo lên cột dưới 3,0m, không tháo dỡ cấu kiện cột.

B. Công việc có trèo lên cột trên 3,0m (như sơn xà,  gỡ tổ chim…)

C. Trong mọi trường hợp không cho phép làm việc một người.

D. Cả a và b

Câu 2: Công việc có trèo lên cột ở vị trí trên 3,0m và cách dây dẫn cuối cùng theo chiều thẳng đứng tối thiểu bằng khoảng cách an toàn với thiếy bị mang điện theo quy trình an toàn phải có Phiếu công tác cụ thể như: sơn xà và phần trên của cột, gỡ tổ chim, kiểm tra dây dẫn, dây chống sét, mối nối, sứ và các phụ kiện khác, quy định nào sau đây đúng?

A. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối

B. Phải ngừng ngay công việc khi có các hiện tượng này.

C. Cấm thực hiện công việc khi có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên, hoặc trời âm u, có sương mù, mưa và đêm tối, đồng thời phải ngừng ngay công việc khi có các hiện tượng này.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 3: Khi gỡ tổ chim trên đường dây đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?

A. Làm vào ban ngày khi trời nắng, khô ráo;

B. Không để rơm rạ, cỏ, cành cây rơi xuống sứ và dây dẫn;

C. Cấm gỡ tổ chim khi có gió làm bay rơm rạ, cỏ rác của tổ chim vào dây dẫn.

D. Cả a, b và c.

Câu 4: Công việc nào sau đây là loại công việc làm gần đường dây đang vận hành?

A. Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi bên cạnh, hoặc song song cách đường dây đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định:  cấp điện áp 110kV-100m; 220kV-150m; 500kV-200m)

B. Làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng có chiều dài từ 2km trở lên đi bên cạnh, hoặc song song cách đường dây đang vận hành với khoảng cách nhỏ hơn quy định:  cấp điện áp 110kV-100m; 220kV-150m; 500kV-200m.

C. Làm việc trên đường dây đã cắt điện đi bên cạnh, hoặc song song với đường dây đang vận hành.

D. Cả a, b và c

Câu 5: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng gần đường dây đang vận hành thì:

A. Trong mọi trường hợp phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây được sửa chữa.

B. Nếu người làm việc không va chạm, đến gần bộ phận mang điện của đường dây có điện với khoảng cách nguy hiểm (hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác) thì phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây được sửa chữa.

C. Nếu người làm việc không va chạm, đến gần bộ phận mang điện của đường dây có điện với khoảng cách nguy hiểm (hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác) thì không phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây được sửa chữa.

D. Khi xử lý sự cố thì không cần phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây sửa chữa.

Câu 6: Khi công việc có khả năng làm rơi, hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ: tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo với đường dây đang vận hành thì phải:

A. Không cần cắt điện đường dây dưới nhưng người CHTT phải thường xuyên nhắc nhở nhân viên đơn vị công tác.

B. Không cần cắt điện đường dây dưới nhưng người thực hiện phải có bậc an toàn ít nhất bậc 4.

C. Cắt điện các đường dây ở phía dưới đường dây sửa chữa.

D. Cả a, b và c.

Câu 7: Tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên trên đường dây có điện, quy định nào sau đây đúng?

A. Bằng cách dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả hai đầu và ghì xuống đất.

B. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là đường dây giao chéo thì phải nối đất ở hai phía.

C. Thực hiện cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 8: Khi thi công, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách nhỏ nhất từ dây cáp thép đến dây dẫn có điện 35kV quy định là bao nhiêu:

A. Khoảng cách nhỏ nhất là 2,0m

B. Khoảng cách nhỏ nhất là 2,5m

C. Khoảng cách nhỏ nhất là 3,5m

D. Khoảng cách nhỏ nhất là 4,0m

Câu 9: Khi thi công, nếu có dùng cáp thép để kéo, quay tời thì khoảng cách nhỏ nhất từ dây cáp thép đến dây dẫn có điện 110kV quy định là bao nhiêu:

A. Khoảng cách nhỏ nhất là 2,0m

B. Khoảng cách nhỏ nhất là 2,5m

C. Khoảng cách nhỏ nhất là 3,0m

D. Khoảng cách nhỏ nhất là 4,0m

Câu 10: Biện pháp an toàn khi làm việc gần với đường dây đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?

A. Nếu người làm việc không va chạm, đến gần bộ phận mang điện của đường dây có điện với khoảng cách nguy hiểm (hoặc áp dụng các biện pháp an toàn phòng tránh khác) thì không phải cắt điện đường dây ở gần với đường dây được sửa chữa.

B. Nếu có tháo hay lắp dây dẫn thì phải đề phòng khả năng dây bật lên trên đường dây có điện, bằng cách dùng dây thừng choàng qua dây dẫn ở cả hai đầu và ghì xuống đất. Dây dẫn và dây chống sét sắp đưa lên cột phải được nối đất, nếu là đường dây giao chéo thì phải nối đất ở hai phía.

C. Trước khi tiến hành công việc đơn vị làm công việc phải lập, duyệt phương án kỹ thuật và biện pháp an toàn cụ thể.

D. Cả a, b và c

Câu 11: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?

A. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai mạch có cấp điện áp từ 35kV trở xuồng không nhỏ hơn 3,0m

B. Đối với đường dây điện áp đến 35kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch nhỏ hơn 3,0m nhưng không nhỏ hơn 2,0m, cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét) nhưng phải dùng các tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.

C. Phải đặt tiếp đất cho đường dây sẽ làm việc trên đó, cứ 500m đặt một bộ tiếp đất (tối thiểu phải có hai bộ ở hai đầu khoảng làm việc). 

D. Cả a, b và c

Câu 13: Khi làm việc trên đường dây đã cắt điện nhưng đi chung cột với đường dây đang vận hành, đối với đường dây điện áp đến 35kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn của hai mạch nhỏ hơn 3,0m nhưng không nhỏ hơn 2,0m, quy định nào sau đây đúng? 

A. Cấm tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện.

B. Cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện.

C. Cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét) nhưng phải dùng các tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.

D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 15: Biện pháp an toàn khi làm việc với đường dây hạ áp đang mang điện, quy định nào sau đây đúng?

A. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

B. Nếu trên cột có nhiều đường dây điện áp khác nhau thì phải có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây.

C. Khi tiến hành công việc, người cho phép và người chỉ huy trực tiếp phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào để làm đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi thực hiện thủ tục cho phép làm việc (nếu làm việc theo phiếu công tác).

D. Cả a, b và c

Câu 16: Biện pháp an toàn khi làm việc với đường dây hạ áp đang mang điện đi chung cột với đường dây cao áp đến 35kV đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?

A. Nếu thay ty sứ, căng lại dây, hạ dây, nâng dây trên những nhánh dây hạ áp đi vào các hộ phụ tải thì không phải cắt điện cả đường dây hạ áp đó mà chỉ phải tháo đầu dây đấu vào đường dây chính và cắt cầu dao ở cuối nhánh rẽ đi vào các hộ. Công việc này phải có phiếu công tác và thực hiện đủ, đúng quy định an toàn khi làm việc trên cao;

B. Đường dây cao áp đi ở trên đã được cắt điện nhưng phải đặt dây tiếp đất để đảm bảo an toàn;

C. Nếu trên cột có đường dây thông tin đi chung thì khi trèo phải dùng bút thử điện kiểm tra đường dây thông tin có bị chạm cáp lực hay không và kiểm tra đường dây thông tin có bị hở, tróc vỏ không.

D. Cả a, b và c

Câu 17: Khi làm việc trên đường dây hạ áp có điện hoặc tiếp xúc trực tiếp với phần có điện hạ áp trong trạm điện phải thực hiện những quy định sau đây:

A. Dùng dụng cụ cách điện có tay cầm chắc chắn và đảm bảo an toàn;

B. Đi giày (ủng) cách điện hoặc đứng trên thảm cách điện;

C. Nếu người làm việc cách phần có điện dưới 30cm thì phải dùng các tấm cách điện bằng bìa cách điện mi-ca, ni-lông hoặc ba-kê-lít để che, chắn.

D. Cả a, b và c

Câu 18: Việc thay chì trên cột, quy định nào sau đây đúng?

A. Tiến hành lúc trời khô ráo, không có giông, sấm sét và do hai người thực hiện.

B. Nếu mưa nhỏ hạt, cho phép thay chì ở trên cột nhưng khi làm việc phải có găng tay cách điện và tấm ni lông để che phần thiết bị mang điện, vị trí làm việc có chỗ đứng chắc chắn.

C. Quần, áo người làm việc phải khô.

D. Cả a, b và c

Câu 19: Làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, quy định nào sau đây đúng?

A. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.

B. Chỉ cần Lệnh công tác.

C. Nếu trên cột có nhiều đường dây điện áp khác nhau thì phải có biển báo chỉ rõ điện áp từng đường dây.. Khi tiến hành công việc, người cho phép và người CHTT phải xác định rõ đường dây sẽ tiến hành công việc thuộc trạm biến áp nào để làm đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi thực hiện các thủ tục cho phép vào làm việc.

D. Thực hiện cả a và c.

Câu 20: Làm việc trên đường dây hạ áp đi chung cột với đường dây cao áp đến 35kV, nếu căng lại dây, thay dây trên đường dây chính dọc theo tuyến mà khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần nhất của hai đường dây không đạt yêu cầu theo quy định (3,0m) thì:

A. Phải cắt điện cả hai đường dây và phải có Phiếu công tác.

B. Đường dây cao áp đi ở trên được cắt điện và không phải làm tiếp đất.

C. Đường dây cao áp đi ở trên đã được cắt điện nhưng phải đặt dây tiếp đất để đảm bảo an toàn.

D. Phải thực cả a và c.

Câu 21: Làm việc trên đường dây hạ áp đang có điện, nếu trên cột có đường dây thông tin đi chung thì:

A. Khi trèo phải dùng bút thử điện kiểm tra đường dây thông tin có bị chạm cáp lực hay không và kiểm tra đường dây thông tin có bị hở, tróc vỏ không.

B. Khi làm việc phải chú ý quan sát, tránh va chạm vào phần bị hở, tróc vỏ hoặc đứng cao hơn đường dây thông tin, nếu chạm người vào cột thì không được chạm vào dây thông tin. 

C. Thực hiện cả a và b.

D. Cả a, b và c

Câu 22: Khi làm việc ở gần nơi có điện thì bệ xe cần cẩu, xe thang và xe nâng di động phải:

A. Phải được nối đất.

B. Không cần nối đất nếu đảm bảo khoảng cách an toàn.

C. Không cần nối đất trong mọi trường hợp.

D. Cả a, b và c đều sai

Câu 23: Xây dựng cột điện bên cạnh đường dây từ 22 kV đến 500 kV đang vận hành, khi khoảng cách từ vị trí làm việc đến dây dẫn có điện gần nhất là bao nhiêu?

A. Nhỏ hơn hoặc bằng 1,0 chiều cao của cột được dựng.

B. Nhỏ hơn hoặc bằng 1,2 chiều cao của cột được dựng.

C. Nhỏ hơn hoặc bằng 1,25 chiều cao của cột được dựng.

D. Nhỏ hơn hoặc bằng 1,5 chiều cao của cột được dựng.

Câu 24: Xây dựng đường dây dẫn điện ở nơi có đường dây điện cao áp đang vận hành, nhân viên đơn vị công tác của tổ chức, cơ quan, đơn vị xây lắp điện:

A. Phải được huấn luyện QT an toàn điện và có bậc AT điện phù hợp với công việc được giao.

B. Cho phép không qua huấn luyện Quy trình AT điện hoặc chưa được xếp bậc an toàn.

C. Không quy định về huấn luyện Quy trình AT điện và có bậc an toàn điện phù hợp công việc.

D. Cả a, b và c đều sai

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 24 Câu hỏi
  • Sinh viên