40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1)

40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1)

  • 30/11/2021
  • 20 Câu hỏi
  • 219 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn 40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1). Tài liệu bao gồm 20 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Địa lí các vùng kinh tế. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.3 7 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

20 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 3:

Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất của Tây Nguyên để trồng các cây công nghiệp lâu năm là có

A. nguồn nước sông, hồ dồi dào.

B. mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

C. địa hình tương đối bằng phẳng.

D. đất badan màu mỡ, rộng lớn.

Câu 4:

Cây chè được trồng nhiều ở Tây Nguyên, chủ yếu là do nơi đây có

A. một mùa mưa và khô rõ rệt.

B. tổng lượng mưa trong năm lớn.

C. khí hậu mát mẻ ở các cao nguyên cao.

D. khí hậu khá nóng ở các cao nguyên thấp.

Câu 5:

Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây cà phê.

B. diện tích cây ăn quả.

C. trữ năng thủy điện.

D. sản lượng cây cao su.

Câu 6:

Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Tây Nguyên?

A. Các cao nguyên badan xếp tầng.

B. Thiếu nước trong mùa khô.

C. Có hai mùa mưa, khô rõ rệt.

D. Đất nâu đỏ đá vôi màu mỡ.

Câu 7:

Phát biểu nào sau đây không đúng về phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên?

A. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Đắk Lắk.

B. Hồ tiêu nhiều nhất ở Kon Tum, Lâm Đồng.

C. Chè có diện tích lớn nhất ở Lâm Đồng.

D. Cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk.

Câu 8:

Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên giảm sút nhanh trong những năm gần đây, chủ yếu là do

A. đẩy mạnh khai thác gỗ quý.

B. tăng cường khai thác dược liệu.

C. nạn phá rừng gia tăng.

D. có nhiều vụ cháy rừng.

Câu 9:

Biện pháp cấp bách nhất hiện nay để bảo vệ rừng tự nhiên ở Tây Nguyên là

A. đóng cửa rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng.

B. chú trọng giao đất, giao rừng cho người dân.

C. đẩy mạnh việc khoanh nuôi, trồng rừng mới.

D. khai thác rừng hợp lí, đẩy mạnh chế biến gỗ.

Câu 10:

Việc phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên chủ yếu dựa vào các điều kiện thuận lợi nào sau đây?

A. Khí hậu có tính chất cận xích đạo, đất badan giàu dinh dưỡng.

B. Đất badan có diện tích rộng, giống cây trồng có chất lượng tốt.

C. Đất badan ở trên những mặt bằng rộng, nguồn nước dồi dào.

D. Khí hậu mát mẻ trên các cao nguyên cao trên 1000m, đất tốt.

Câu 11:

Giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất để nâng cao giá trị sản xuất của cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Mở rộng thêm diện tích trồng trọt.

B. Đẩy mạnh chế biến sản phẩm.

C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

D. Quy hoạch các vùng chuyên canh.

Câu 12:

Biện pháp chủ yếu để nâng cao giá trị kinh tế của cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. phát triển mạnh công nghiệp chế biến.

B. nâng cao chất lượng nguồn lao động.

C. phát triển mô hình kinh tế trang trại.

D. đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp.

Câu 13:

Việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây nguyên có ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động.

B. Thúc đẩy hình thành nông trường quốc doanh.

C. Cung cấp sản phẩm cho nhu cầu ở trong nước.

D. Tạo ra khối lượng nông sản lớn cho xuất khẩu.

Câu 14:

Giải pháp chủ yếu để nâng cao giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. Đẩy mạnh khâu chế biến và xuất khẩu nông sản.

B. Ứng dụng công nghệ trồng mới, giảm sâu bệnh.

C. Đảm bảo nguồn nước tưới, sử dụng giống mới.

D. Mở rộng diện tích hợp lí đi đôi với bảo vệ rừng.

Câu 15:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. sử dụng hợp lí tài nguyên, tạo sản phẩm hàng hóa.

B. nâng cao trình độ của người lao động, bảo vệ môi trường.

C. tạo ra mô hình sản xuất mới, giải quyết việc làm.

D. hạn chế nạn du canh, góp phần phân bố lại dân cư.

Câu 16:

Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là 

A. khai thác sự đa dạng tự nhiên, bảo vệ môi trường.

B. đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế.

C. nâng cao trình độ lao động, tạo ra tập quán mới.

D. góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, tạo ra việc làm.

Câu 17:

Ý nghĩa chủ yếu của việc đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. nâng cao chất lượng sản phẩm.

B. tăng cao khối lượng nông sản.

C. sử dụng hợp lí các tài nguyên.

D. nâng cao đời sống người dân.

Câu 18:

Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nạn phá rừng ở Tây Nguyên là:

A. chỉ khai thác rừng sản xuất.

B. tăng cường kiểm tra, xử phạt những vi phạm.

C. tích cự trồng rừng để bù lại diện tích rừng bị mất.

D. giao đất, giao rừng để người dân quản lí.

Câu 19:

Cây công nghiệp trọng điểm của Tây Nguyên là

A. chè.

B. hồ tiêu.

C. điều.

D. cà phê.

Câu 20:

Tây Nguyên là vùng

A. giàu tài nguyên khoáng sản.

B. có trữ năng thủy điện thứ 2 cả nước.

C. có độ che phủ rừng thấp.

D. có một mùa đông lạnh.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

40 câu trắc nghiệm Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (P1)
Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Học sinh