Câu hỏi:
Việc xây dựng hai cảnh tượng đối lập nhau trong bài thơ: cảnh vườn bách thú tù túng và cảnh rừng xanh tự do nhằm mục đích gì?
A. Để gây ấn tượng, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
B. Sử dụng nghệ thuật tương phản, xây dựng hai hình ảnh đối lập để làm nổi bật tình cảnh và tâm trạng của chúa sơn lâm.
C. Nhằm mục đích thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ của người đọc đối với hoàn cảnh của con hổ.
D. Nhằm mục đích chế giễu, thương hại cho con vật nổi tiếng hung tợn.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ được sáng tác theo thể thơ gì và với giọng điệu như thế nào?
A. Thể thơ tự do, giọng điệu nhẹ nhàng, du dương.
B. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu thiết tha, hùng tráng.
C. Thể thơ thất ngôn bát cú, giọng điệu bi ai, sầu thảm.
D. Thể thơ tứ tuyệt, giọng thơ sầu thảm, thống thiết.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Điều nào sau đây không đúng khi nhận xét về Thế Lữ và thơ của ông?
A. Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ Mới (1932-1945)
B. Thơ của Thế Lữ là gạch nối giữa thơ cổ điển và thơ hiện đại Việt Nam.
C. Thế Lữ góp phần quan trọng trong việc đổi mới thơ ca và đem lại chiến thắng cho dòng Thơ Mới.
D. Thế Lữ là một trong những người có công đầu trong việc xây dựng ngành kịch nói ở nước ta.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Hình ảnh con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú thực chất là hình ảnh của ai?
A. Người nông dân trước cách mạng tháng tám, 1945.
B. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng.
C. Hình ảnh người sĩ phu yêu nước.
D. Hình ảnh người thanh niên yêu nước trước cách mạng tháng 8/1945.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Vì sao con hổ lại bực bội, chán ghét cảnh sống ở vườn bách thú?
A. Vì đây là một cuộc sống tù ngục, mất tự do.
B. Vì dưới con mắt của chúa sơn lâm, những thứ ở đây đều nhỏ bé, tầm thường, giả tạo, thấp hèn.
C. Vì ở đây không xứng với thị thế và sức mạnh của nó, nó không chấp nhận sống chung với những cái phàm tục.
D. Cả A, B, C đều đúng.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Tâm trạng nào được diễn tả khi con hổ nhớ về những ngày còn tự do ở chốn núi rừng?
A. Tâm trạng buồn rầu, chán nản khi nhớ về những ngày tự do.
B. Tâm trạng cô đơn, lạnh lẽo.
C. Tâm trạng căm thù những kẻ đã biến cuộc sống tự do, tự tại của nó hành cuộc sống ngục tù mua vui cho mọi người.
D. Tâm trạng tiếc nuối những ngày tháng oanh liệt, vẫy vùng, sống tự do nơi núi rừng hùng vĩ.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Nhớ rừng có đáp án
- 5 Lượt thi
- 15 Phút
- 15 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận