Câu hỏi:
Trường hợp nào sau đây không phải là cách li sau hợp tử?
A. Con lai không phát triển đến tuổi trưởng thành sinh dục.
B. Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi mặc dù ở cùng khu nhưng sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
C. Con lai không sinh ra giao tử bình thường.
D. Con lai không phát triển.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào?
(1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau.
(2) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3.
(3) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng.
(4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là:
A. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li sinh thái – cách li cơ học.
B. Cách li tập tính – cách li thời gian – cách li tập tính – cách li cơ học.
C. Cách li tập tính – cách li sinh thái – cách li thời gian – cách li cơ học.
D. Cách li tập tính – cách li tập tính – cách li thời gian – cách li cơ học.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Tổ chức loài ở những sinh vật sinh sản vô tính, đơn tính sinh hay tự phối ít thể hiện tính tự nhiên và toàn vẹn hơn so với loài giao phối vì?
A. Giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ về dinh dưỡng
B. Giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ về nơi ở
C. Giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ mẹ - con
D. Giữa các cá thể trong loài không có mối quan hệ ràng buộc về mặt sinh sản
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Trứng Nhái khi được thụ tinh bằng tinh trùng Cóc sẽ tạo thành hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. Đây là hiện tượng:
A. Cách li tập tính.
B. Cách li trước hợp tử.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li sau hợp tử.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Trong một khu vườn có trồng đồng thời mướp và bí. Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn mướp nảy mầm thành ống phấn nhưng do chiều dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên không xảy ra quá trình thụ tinh. Đây là ví dụ về:
A. Cách li nơi ở.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li thời gian.
D. Cách li cơ học.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Mỗi loài giao phối là một tổ chức tự nhiên, có tính toàn vẹn là do?
A. Cách li địa lí
B. Cách li về nơi ở
C. Cách li mẹ - con
D. Cách li ràng buộc về mặt sinh sản
30/11/2021 0 Lượt xem
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận