Câu hỏi: Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch, hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra an toàn thực phẩm, căn cứ để cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản tại địa điểm kiểm dịch là:

103 Lượt xem
30/08/2021
3.3 9 Đánh giá

A. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch

B. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc thực vật)

C. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch

D. Tất cả các trường hợp trên

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan được thực hiện như sau:

A. Không được xem hàng hóa trước khi khai hải quan

B. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan

C. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan

D. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 2: Trường hợp nào sau đây hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải lấy mẫu:

A. Để phục vụ việc khai hải quan

B. Để phục vụ phân tích, phân loại hàng hóa

C. Theo đề nghị của các cơ quan quản lý chuyên ngành

D. Để phục vụ công tác thanh khoản, hoàn thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 3: Đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, khi khai vận chuyển kết hợp, người khai hải quan:

A. Khai đồng thời với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

B. Khai tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kết hợp với khai vận chuyển độc lập

C. Khai tờ khai vận chuyển độc lập

D. Không phải khai thêm tờ khai nào

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 4: Các trường hợp không phải niêm phong hải quan:

A. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất

B. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích

C. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh không thể niêm phong hải quan

D. Cả 3 trường hợp trên

Xem đáp án

30/08/2021 3 Lượt xem

Câu 5: Việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trong các trường hợp sau:

A. Người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ khai hải quan của người khai hải quan

B. Hàng hoá lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành

C. Hàng hóa nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích, giám định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan

D. Cả 3 trường hợp trên

Xem đáp án

30/08/2021 4 Lượt xem

Câu 6: Các trường hợp phải niêm phong hải quan:

A. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất)

B. Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa

C. Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa

D. Cả 3 trường hợp trên

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Thủ tục hải quan - Phần 5
Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 20 Phút
  • 20 Câu hỏi
  • Sinh viên