Câu hỏi: Thẩm quyền toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
A. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp tỉnh và toà án nhân dân tối cao.
B. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, trừ một số tranh chấp do Bộ luật tố tụng dân sự quy định.
C. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
D. Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm tất cả những tranh chấp về kinh doanh, thương mại.
Câu 1: Theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, thế nào là việc dân sự?
A. Việc dân sự là việc tranh chấp giữa cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến một quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại.
B. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
C. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ quân sự của mình.
D. Là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Trong việc chuẩn bị xét xử 1 vụ án tranh chấp lao động. Toà án phải tiến hành những công việc gì?
A. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
B. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
C. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Tiến hành hoà giải giữa các bên đương sự và nếu hoà giải thành thì gia quyết định hoà giải thành.
D. Thông báo cho bị đơn và các đương sự biết nội dung vụ kiện. Toà án tự mình hoặc uỷ thác cho toà án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Các cá nhân, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động?
A. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.
B. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.
C. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. Toà án nhân dân.
D. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở. Hoà giải viên lao động. Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh.
30/08/2021 1 Lượt xem
Câu 4: Các tranh chấp về nợ giữa ngân hàng với 1 doanh nghiệp được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
A. Tố tụng kinh tế.
B. Tố tụng hành chính.
C. Tố tụng trọng tài.
D. Tố tụng dân sự.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của toà án:
A. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
B. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
C. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.
D. Các tranh chấp lao động và người sử dụng lao động mà hoà giải không thành. Các tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng mà một trong bên không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động. Các tranh chấp giữa cá nhân với người sử dụng lao động mà không phải qua hoà giải: Sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động. Các tranh chấp về kinh doanh bảo hiểm.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Các tranh chấp về kinh doanh giữa 2 công ty được giải quyết theo trình tự tố tụng nào?
A. Tố tụng dân sự.
B. Tố tụng kinh doanh và thương mại.
C. Tố tụng thương mại.
D. Tố tụng kinh doanh.
30/08/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Kinh tế - Phần 13
- 0 Lượt thi
- 35 Phút
- 30 Câu hỏi
- Sinh viên
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận