Câu hỏi:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến xảy ra ở tế bào xoma (đột biến xoma) được nhân lên ở một mô và luôn biểu hiện ở một phần cơ thể.
B. Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử (đột biến tiền phôi) thường biểu hiện ra kiểu hình cơ thể
C. Đột biến xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử thường không biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ đầu tiên vì ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến xoma chỉ có thể di truyền bằng sinh sản sinh dưỡng và nếu là gen lặn sẽ không biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 1: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể xảy ra như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp tử.
B. Đột biến gen lặn không được biểu hiện.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái dị hợp.
D. Đột biến gen trội biểu hiện cả khi ở trạng thái đồng hợp tử và dị hợp tử.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Đột biến điểm là những biến đổi trong cấu trúc của gen xảy ra tại
A. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài cặp nucleotit.
B. một điểm nào đó trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một hoặc môt vài nucleotit.
C. nhiều điểm trên phân tử axit nucleic, liên quan tới một số cặp nucleotit.
D. một điểm nào đó trên phân tử ADN, liên quan tới một cặp nucleotit.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen, không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến.
B. Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng và cường độ của loại tác nhân gây đột biến, không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen không phụ thuộc vào loại tác nhận, mà chỉ phụ thuộc liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen.
D. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây đột biến mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
B. Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nucleotit.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nucleotit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Một protein bình thường có 500 axit amin. Protein sau đột biến so với protein bình thường bị thiếu đi một axit amin, đồng thời xuất hiện hai axit amin mới ở vị trí của axit amin thứ 350, 351, 352 trước đây. Dạng đột biến gen nào sau đây có thể sinh ra protein biến đổi trên?
A. Thay thế các nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
B. Mất 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
C. Thêm 3 cặp nucleotit ở giữa các bộ ba mã hóa axit amin thứ 350, 351, 352.
D. Thay thế hoặc mất một cặp nucleotit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin (T) trong quá trình nhân đôi ADN, tạo nên đột biến điểm dạng
A. thêm một cặp G – X.
B. thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. mất một cặp A – T.
D. thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
30/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 4 (có đáp án): Đột biến gen
- 1 Lượt thi
- 18 Phút
- 17 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị
- 327
- 5
- 17
-
40 người đang thi
- 337
- 1
- 18
-
66 người đang thi
- 270
- 3
- 13
-
77 người đang thi
- 304
- 1
- 13
-
91 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận