Câu hỏi: Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, cấm làm việc trên đường dây khi:

139 Lượt xem
30/08/2021
3.7 7 Đánh giá

A. Bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa to nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị.

B. Bắt đầu có gió cấp 6 (40~50km/giờ) trở lên hoặc có mưa to nặng hạt, nước chảy thành dòng trên người và thiết bị trừ trường hợp đặc biệt khi có lệnh khẩn cấp của cấp có thẩm quyền.

C. Bắt đầu có gió cấp 4 (20~29km/giờ) trở lên.

D. Có mưa phùn làm ẩm, ướt người và thiết bị.

Đăng Nhập để xem đáp án
Câu hỏi khác cùng đề thi
Câu 1: Khi tiến hành đo nối đất đường dây đang vận hành thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

A. Trời không có mưa, giông, sét;

B. Nếu đường dây có bảo vệ bằng dây chống sét thì khi tháo dây nối đất phải đeo găng tay cách điện, hoặc trước khi tháo, đấu dây nối đất ở cột phải nối tắt tạm thời đầu dây nối đất đó vào một cọc nối đất bằng một đoạn dây dẫn có tiết diện tối thiểu 10mm2.

C. Cả a và b

D. Cả a, b và c đều sai.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 2: Làm công việc trên đường dây đã cắt điện, quy định nào sau đây đúng?

A. Phải có tiếp đất tại nơi làm việc theo quy định của Quy trình an toàn điện.

B. Nếu đường dây đã mất điện do sự cố thì không cần tiếp đất nơi làm việc.

C. Nếu máy cắt đầu xuất tuyến đã cô lập thì không cần tiếp đất nơi làm việc.

D. Thực hiện theo cả a, b và c.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 3: Biện pháp an toàn khi sửa chữa động cơ điện cao áp, quy đinh nào sau đây đúng?

A. Cắt điện và có biện pháp để tránh đóng nhầm điện trở lại (như: khoá bộ phận truyền động của máy cắt và dao cách ly; treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại máy cắt và dao cách ly cấp điện cho động cơ);

B. Nếu động cơ có đặt chung điểm trung tính thì phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống;

C. Nếu đầu cáp của động cơ điện đã tháo rời thì các công việc tiến hành trên động cơ phải theo phương án đã được phòng kỹ thuật của đơn vị phê duyệt, không phải có Phiếu công tác.

D. Cả a, b và c

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Câu 4: Khi cắt tụ điện để sửa chữa, quy định nào sau đấy đúng?

A. Phải phóng điện các tụ điện bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25mm2, tối đa 250mm2 và được ghép chặt vào mỏ sào cách điện có đủ tiêu chuẩn thao tác ở điện áp làm việc của tụ điện. Nếu tụ điện có bảo vệ riêng từng bình hoặc từng nhóm thì phải phóng điện riêng từng bình hoặc từng nhóm.

B. Khi phóng điện tích dư của tụ điện phải có điện trở hạn chế, sau đó mới phóng trực tiếp xuống đất để tránh hư hỏng tụ.

C. Khi phóng điện tích dư của tụ điện, không phải có điện trở hạn chế mà phóng trực tiếp xuống đất ngay.

D. Phải thực hiện theo cả a và b.

Xem đáp án

30/08/2021 1 Lượt xem

Câu 5: Đóng và cắt các tụ điện cao áp, quy định nào sau đây đúng?

A. Do hai người có trình độ bậc 3 an toàn điện trở lên thực hiện. Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.

B. Do một người có bậc 5 an toàn điện thực hiện. Cho phép dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.

C. Do hai người thực hiện. Cấm dùng dao cách ly để đóng, cắt các tụ điện cao áp và lấy mẫu dầu khi tụ điện đang vận hành.

D. Cả a, b và c đều sai

Xem đáp án

30/08/2021 4 Lượt xem

Câu 6: Biện pháp an toàn khi sửa chữa máy phát điện và máy bù đồng bộ, quy định nào sau đây đúng?

A. Sửa chữa phải tháo dỡ máy phát, máy bù thì phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức để làm việc theo đúng quy định của quy trình an toàn điện.

B. Nếu máy phát, máy bù có điểm trung tính nối với điểm trung tính của máy phát, máy bù khác (hoặc của hệ thống) thì khi sửa chữa ở mạch stator phải tách điểm trung tính ra khỏi hệ thống, làm việc này phải đeo găng tay cách điện cao áp.

C. Cả a, b đều đúng

D. Cả a, b đều sai.

Xem đáp án

30/08/2021 2 Lượt xem

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn An toàn điện - Phần 12
Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên