Câu hỏi:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái?
I. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.
II. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là rất lớn.
III. Trong một hệ sinh thái, vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
IV. Vi khuẩn là nhóm sinh vật phân giải duy nhất, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Câu 1: Cho năng lượng tại mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn được thể hiện như sau: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.102 calo). Trong số các nhận xét dưới đây:
(1). Trong chuỗi thức ăn này chắc chắn có 3 loài động vật.
(2). Có 1 loài với khả năng quang tổng hợp hoặc hóa tổng hợp.
(3). Sinh vật tiêu thụ bậc 2 có hiệu suất sinh thái cao nhất.
(4). Hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 với sinh vật sản xuất là 0,57%
Số nhận xét đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa sinh vật tiêu thụ bậc 3 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%.
B. 12% và 10%.
C. 9% và 10%.
D. 10% và 12%.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có sản lượng sơ cấp tinh/ha lớn hơn và tại sao?
A. Đại dương mở vì tổng sinh khối của sinh vật tự dưỡng quang hợp lớn.
B. Rừng mưa nhiệt đới vì tổng sinh khối của sinh vật sản xuất lớn và sự đa dạng loài.
C. Rừng rụng lá ôn đới vì giai đoạn tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong suốt mùa hè.
D. Đồng cỏ vì tổng sinh khối sinh vật sản xuất nhỏ do việc tiêu thụ của động vật ăn cỏ và phân hủy nhanh.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuỗi thức ăn dưới nước thường có ít mắt xích hơn chuỗi trên cạn.
B. Quá trình biến đổi vật chất luôn đi kèm với biến đổi năng lượng.
C. Vật chất được tuần hoàn còn năng lượng thì không được tái sử dụng.
D. Năng lượng hao phí chủ yếu qua quá trình hô hấp của sinh vật.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2
B. Sinh vật phân giải
C. Sinh vật sản xuất
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là
A. 6%.
B. 12%.
C. 10%.
D. 15%.
30/11/2021 0 Lượt xem

Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 45 (có đáp án) Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất (phần 2)
- 0 Lượt thi
- 16 Phút
- 15 Câu hỏi
- Học sinh
Cùng danh mục Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
- 278
- 0
- 13
-
61 người đang thi
- 284
- 1
- 13
-
71 người đang thi
- 286
- 0
- 13
-
29 người đang thi
- 274
- 0
- 14
-
94 người đang thi
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận