Câu hỏi:
Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN polimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’ → 5’.
(3) ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3’ → 5’.
(4) Khi ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, cặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (1) → (4) → (3) → (2)
B. (1) → (2) → (3) → (4)
C. (2) → (1) → (3) → (4)
D. (2) → (3) → (1) → (4)
Câu 1: Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là
A. đều có sự xúc tác của enzim ADN polimeraza để lắp ráp với các nucleotit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung.
B. các quá trình thường thực hiện một lần trong một tế bào.
C. diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
D. việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Một phân tử mARN dài 1,02.10-3 mm điều khiển tổng hợp protein. Quá trình dịch mã có 5 riboxom cùng trượt 3 lần trên mARN. Tổng số axit amin môi trường cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp là
A. 7500
B. 7485
C. 15000
D. 14985
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có sự khác nhau về axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi polipeptit. Sự sai khác đó là
A. ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu là foocmin metonin còn ở sinh vật nhân thực là metionin.
B. ở sinh vật nhân thực là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân sơ là metionin.
C. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là valin.
D. ở sinh vật nhân sơ là axit amin foocmin metionin còn ở sinh vật nhân thực là glutamic.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Chiều dài của gen D ở sinh vật nhân sơ là 510 nm. Mạch 1 của nó có 400 nucleotit loại A, 500 nucleotit loại T và 400 nucleotit loại G. Phân tử mARN có chiều dài tương ứng vừa được tổng hợp trên mạch 2 của gen D có số nucleotit từng loại là bao nhiêu?
A. U=300; G=400; X=200; A=600
B. U=200; G=400; X=200; A=700
C. U=400; G=200; X=400; A=500
D. U=500; G=400; X=200; A=400
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Bản chất của mối quan hệ ADN → ARN → chuỗi polipeptit là gì?
A. Trình tự các cặp nucleotit trên ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
B. Trình tự các bộ ba mã sao quy định trình tự các bộ ba đối mã trên tARN, từ đó quy định trình tự các axit amin.
C. Trình tự các nucleotit trên mạch khuôn ADN quy định trình tự các nucleotit trên mARN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipeptit.
D. Trình tự các nucleotit trên mARN quy định trình tự các nucleotit trên ADN, từ đó quy định trình tự các axit amin trên chuỗi polipepetit.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Trên tARN thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ
A. xúc tác hình thành liên kết giữa axit amin với tARN
B. xúc tác vận chuyển axit amin đến nơi tổng hợp protein
C. xúc tác hình thành liên kết peptit
D. nhận biết codon đặc hiệu trên mARN trong quá trình tổng hợp protein.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 2 (có đáp án): Phiên mã và dịch mã
- 5 Lượt thi
- 20 Phút
- 17 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận