Câu hỏi:
Cho các phát biểu sau đây:
(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.
(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đổi.
(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.
(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.
(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội
Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của đột biến gen trong tiến hóa sinh vật?
A. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống.
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
C. Đột biến gen xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa của sinh giới.
D. Đột biến gen làm xuất hiện các tính trạng mới làm nguyên liệu cho tiến hóa.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn
B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết
C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh
D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là?
A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
B. Chưa đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
C. Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
D. Chưa làm rõ tổ chức của loài sinh học.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Di - nhập gen.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Cho các nhân tố sau:
I. Đột biến.
II. Giao phối ngẫu nhiên.
III. Chọn lọc tự nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên.
V. Di - nhập gen.
Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, các nhân tố tiến hoá là
A. I, II, III, V.
B. I, III, IV, V.
C. II, III, IV, V.
D. I, II, III, IV.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 25-26 (có đáp án): Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn (phần 2)
- 0 Lượt thi
- 30 Phút
- 16 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận