Câu hỏi:
Các tác phẩm Tức nước vỡ bờ, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc có những điểm gì chung?
A. Đều là văn tự sự, đều được xếp vào truyện kí hiện đại (sáng tác vào thời kì 1930-1945).
B. Cùng có đề tài con người và cuộc sống đương thời của tác giả đều đi sâu miêu tả số phận của những con người bị dập vùi, cực khổ.
C. Đều chan chứa tinh thần nhân đạo
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 1: Nhận xét “Sử dụng thể loại hồi kí với lời văn chân thành, giọng điệu trữ tình, tha thiết” ứng với đặc sắc nghệ thuật của văn bản nào?
A. Tôi đi học
B. Trong lòng mẹ
C. Tức nước vỡ bờ
D. Lão Hạc
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Cho đoạn văn:
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...
Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi ; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng : "A ! Lão già tệ lắm ! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à ?"
Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc.
Các từ in đậm trong đoạn văn trên gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động của nhân vật nào?
A. Ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc
B. Nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên
C. Vợ ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc
D. Một nhân vật khác
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Các tác phẩm Tôi đi học, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc được sáng tác vào thời kì nào?
A. 1900 – 1930
B. 1930 – 1945
C. 1945 – 1954
D. 1954 – 1975
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Dòng nào nêu đúng nhất về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Lão Hạc?
A. Nghệ thuật xây dựng hình huống truyện độc đáo, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc
B. Miêu tả chân thực, so sánh tiêu biểu, lời văn tha thiết, cảm động
C. Sử dụng điểm nhìn của trẻ thơ hồn nhiên, trong sáng
D. Cả A, B và C đều sai.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Cho đoạn văn:
Nếu người quay lại ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tối, chúng nó khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn mà còn tủi cực nữa. khác gì ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra ngay trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Từ ảo ảnh trong đoạn văn trên mang nghĩa là gì?
A. Hình ảnh giống như thật, nhưng không có thật
B. Hiện tượng quang học xảy ra ở các xứ nóng, khiến tưởng như nhìn thấy ở phía trước có nước, thường với những hình ảnh lộn ngược của những vật ở xa.
C. Hình ảnh của cái không có thật nhưng giống như thật; ở đây nói đến một hiện tượng đặc biệt chỉ thấy ở sa mạc: người đi trên sa mạc thấy phía xa có hình ảnh cây cối soi bóng trên mặt nước, tưởng ở đó có hồ nước, nhưng thực ra, đó chỉ là ảo ảnh được tạo ra bởi lớp không khí nóng trên sa mạc mà thôi
D. Câu A và B đúng
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Hãy cho biết, sự thay đổi cách xưng hô này mang tác dụng gì?
A. Làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
B. Thể hiện tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén của chị Dậu
C. Là hành vi thể hiện sự “tức nước – vỡ bờ”, sự tự vệ cần thiết để bảo vệ chồng của chị Dậu
D. Nhấn mạnh sự nổi giận (cao độ, không nén nổi) và ném ra lời thách thức quyết liệt, dữ dội, làm nổi bật sự căm thù, phẫn nỗ của một người phụ nữ vốn dịu dàng nhưng cũng tiềm tàng sức mạnh phản khánh mạnh mẽ
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm Ôn tập truyện kí Việt Nam có đáp án
- 0 Lượt thi
- 15 Phút
- 14 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận