Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 41 (có đáp án): Diễn thế sinh thái. Tài liệu bao gồm 13 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 2: Quần xã sinh vật. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
11 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Diễn thế sinh thái là?
A. Quá trình biến đổi tuần tự từ quần xã này đến quần xã khác
B. Quá trình thay thế liên tục từ quần xã này đến quần xã khác
C. Quá trình phát triển của quần xã sinh vật
D. Quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường
Câu 2: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là?
A. Sự biến đổi cấu trúc quần thể
B. Quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác
C. Mở rộng vùng phân bố
D. Tăng số lượng quần thể
Câu 3: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế nào?
A. Nguyên sinh
B. Thứ sinh
C. Liên tục
D. Phân hủy
Câu 4: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là kiểu diễn thế gì?
A. Nguyên sinh
B. Thứ sinh
C. Liên tục
D. Phân hủy
Câu 5: Ý nghĩa của việc nghiên cứ diễn thế sinh thái là?
A. Kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
B. Chủ động xây dựng kế hoạch trong việc bảo vệ và khái thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kịp thời đề xuất các biện pháp khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, sinh vật và con người
C. Hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được các quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai
D. Chủ động điều khiển diễn thế sinh thái theo ý muốn của con người
Câu 6: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn diễn ra theo trinh tự như thế nào?
A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ.
D. Rừng lim nguyên sinh bị chết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ.
Câu 7: Quần xã sinh vật tương đối ổn định được hình thành sau diễn thế gọi là?
A. Quần xã trung gian
B. Quần xã khởi đầu
C. Quần xã đỉnh cực
D. Quần xã thứ sinh
Câu 8: Rừng nhiệt đới bị chặt trắng, sau 1 thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A. Cây gỗ ưa sáng
B. Cây thân cỏ ưa sáng
C. Cây bụi chịu bóng
D. Cây gỗ ưa bóng
Câu 9: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
(1) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
(3) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng là:
A. (2), (3) và (4)
B. (1), (2) và (4)
C. (1), (3) và (4)
D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 11: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái?
(1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng.
(2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy.
(3) Đánh bắt cá ở ao.
(4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt.
Phương án đúng là
A. (1), (2) và (3)
B. (1), (3) và (4)
C. (1), (2) và (4)
D. (2), (3) và (4)
Câu 12: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi cửa môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (1) và (2).
B. (1) và (4).
C. (3) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 13: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:
(1) Môi trường chưa có sinh vật.
(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).
(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.
(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.
Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:
A. (1), (4), (3), (2).
B. (1), (3), (4), (2).
C. (1), (2), (4), (3).
D. (1), (2), (3), (4).
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận