Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 19: (có đáp án) Địa hình với tác động của nội, ngoại lực (phần 2). Tài liệu bao gồm 12 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục XII: Tổng kết địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
22 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Nội lực là
A. Lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất.
B. Lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất.
C. Lực sinh ra từ ngoài không gian.
D. Lực sinh ra tại Trái Đất.
Câu 3: Ranh giới giữa các mảng kiến tạo là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Bão, núi lửa.
B. Núi lửa, động đất.
C. Động đất, lũ quét.
D. Bão, lũ quét.
Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây do nội lực gây ra?
A. Các lớp đá bị xô lệch.
B. Đá bị mài mòn do nước.
C. Các đồng bằng do sông bồi đắp.
D. Cát do ma sát của gió.
Câu 5: Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình ngoại lực nào?
A. Ma sát của sóng biển với vùng ven bờ.
B. Bồi đắp của sông ngòi ở vùng hạ lưu.
C. Tích tụ cát do tác động của gió.
D. Hoạt động canh tác của con người.
Câu 6: Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là
A. Thái Bình Dương.
B. Nam Mĩ.
C. Bắc Mĩ.
D. Nam Cực.
Câu 7: Nơi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau thường để lại kết quả nào sau đây?
A. Hình thành các dãy núi lớn.
B. Hình thành các đồng bằng lớn.
C. Hình thành các hẻm vực lớn.
D. Hình thành các vực biển sâu.
Câu 8: Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào sau đây?
A. Nội lực xảy ra trước, ngoại lực xảy ra sau, làm nâng cao bề mặt địa hình.
B. Ngoại lực xảy ra trước, nội lực xảy ra sau, làm hạ thấp bề mặt địa hình.
C. Xảy ra đồng thời, cùng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.
D. Xảy ra đồng thời song tác động ngược nhau, làm bề mặt trở nên đa dạng.
Câu 9: Nấm đá là kết quả tạo thành do
A. Ma sát của gió.
B. Ma sát của sóng biển.
C. Ma sát của nước mưa.
D. Ma sát của băng hà.
Câu 10: Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là
A. Phi - Ấn Độ.
B. Âu - Á - Ấn Độ.
C. Âu - Á - Thái Bình Dương.
D. Thái Bình Dương - Bắc Mĩ.
Câu 11: Khu vực tập trung nhiều núi lửa hoạt động trên thế giới là
A. Vành đai lửa Ấn Độ Dương.
B. Vành đai lửa Thái Bình Dương.
C. Vành đai lửa Đại Tây Dương.
D. Vành đai lửa châu Á.
Câu 12: Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?
A. Vùng núi Tây Bắc.
B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
C. Vùng núi Đông Bắc.
D. Tây Nguyên.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận