Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 29 (có đáp án): Dân cư xã hội châu Phi. Tài liệu bao gồm 10 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 6: Châu Phi. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
10 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Châu Phi là một trong những cái nôi của
A. Loài người.
B. Lúa nước.
C. Văn minh.
D. Dịch bệnh.
Câu 2: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở
A. Vùng rừng rậm xích đạo.
B. Hoang mạc Xa-ha-ra.
C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam.
D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri.
Câu 3: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở
A. Trên các cao nguyên.
B. Tại các bồn địa.
C. Một số nơi ven biển.
D. Vùng đồng bằng.
Câu 4: Thành phố trên 5 triệu dân ở châu Phi là
A. Cai-rô và La-gôt.
B. Cai-rô và Ha-ra-rê.
C. La-gôt và Ma-pu-tô.
D. Cai-rô và Ac-cra.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi không phải là
A. Bùng nổ dân số.
B. Xung đột tộc người.
C. Sự can thiệp của nước ngoài.
D. Hạn hán, lũ lụt.
Câu 6: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do
A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt.
B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục.
C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa,…) xảy ra.
Câu 7: Người châu Phi (da đen) bị bán sang châu lục nào làm nô lệ?
A. Châu Âu.
B. Châu Á.
C. Châu Mĩ.
D. Châu Đại Dương.
Câu 8: Nguyên nhân khiến hàng chục triệu người ở châu Phi thường xuyên bị nạn đói đe dọa là do
A. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân.
B. Bùng nổ dân số và hạn hán.
C. Đại dịch AIDS, dịch bệnh đe dọa.
D. Xung đột sắc tộc.
Câu 9: Thực dân châu Âu đã có chính sách gì khi cai trị các nước châu Phi?
A. Chính sách chia để trị.
B. Lập các thủ lĩnh người dân tộc.
C. Gây mâu thuẫn các tộc người.
D. Không cho nước ngoài can thiệp.
Câu 10: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là
A. Nền kinh tế hàng hóa.
B. Nền kinh tế thị trường.
C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc.
D. Nền kinh tế phụ thuộc.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận