Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: ( có đáp án ) Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (phần 2)

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: ( có đáp án ) Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (phần 2)

  • 30/11/2021
  • 10 Câu hỏi
  • 320 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: ( có đáp án ) Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (phần 2). Tài liệu bao gồm 10 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 1: Trái Đất. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.4 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/12/2021

Thời gian

10 Phút

Tham gia thi

4 Lần thi

Câu 1:

Vẽ bản đồ là

A. chuyển mặt cong của hình cầu lên mặt phẳng của giấy.

B. chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

C. chuyển mặt phẳng của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.

D. chuyển toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng giấy.

Câu 2:

Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Câu 3:

Các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ bằng cách

A. sử dụng hình ảnh thật của chúng.

B. sử dụng hình vẽ của chúng.

C. sử dụng hệ thống các kí hiệu.

D. viết tên của chúng trên bản đồ.

Câu 4:

Loại ảnh được sử dụng để vẽ bản đồ là

A. ảnh vệ tinh và ảnh hàng không.

B. ảnh hàng hải.

C. ảnh nghệ thuật.

D. ảnh chụp từ sân thượng của một tòa tháp.

Câu 5:

Một bản đồ được gọi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi

A. có màu sắc và kí hiệu.

B. có bảng chú giải.

C. có đầy đủ thông tin, kí hiệu, tỉ lệ, bảng chú giải.

D. có mạng lưới kinh, vĩ tuyến.

Câu 6:

Nhận xét nào sau đây không đúng về sự biến dạng các vùng đất khi chuyển từ mặt cong Trái Đất ra mặt phẳng bản đồ?

A. Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ ít nhiều đều có sự biến dạng nhất định.

B. Có khu vực bị biến đổi về hình dạng nhưng đúng về diện tích hoặc ngược lại.

C. Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, sự biến dạng càng rõ rệt.

D. Khu vực gần trung tâm chiếu đồ hoàn toàn không có sai số nào về hình dạng và diện tích.

Câu 8:

Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của bản đồ trong học tập Địa lí?

A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt đất.

B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng, quy mô cùa các lục địa trên thế giới.

C. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội (điểm dân cư, núi, sông).

D. Bản đồ không thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí.

Câu 9:

Cho hình vẽ sau:

Nhận xét đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ hình 6 là

A. Kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

B. Kinh tuyến là những đường thẳng, vĩ tuyến là những đường cong.

C. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực, vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.

D. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực (kinh tuyến gốc là đường thẳng), vĩ tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 2: ( có đáp án ) Bản đồ. Cách vẽ bản đồ (phần 2)
Thông tin thêm
  • 4 Lượt thi
  • 10 Phút
  • 10 Câu hỏi
  • Học sinh