Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1)

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1)

  • 30/11/2021
  • 13 Câu hỏi
  • 423 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1). Tài liệu bao gồm 13 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Địa lý các ngành kinh tế. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

2.9 8 Đánh giá
Cập nhật ngày

30/11/2021

Thời gian

13 Phút

Tham gia thi

2 Lần thi

Câu 1:

Nhận định nào sau đây là lợi thế của nước ta trong việc phát triển công nghiệp hiện nay?

A. Nguồn nhiên liệu rất đa dạng.

B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ.

C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào.

D. Thị trường tiêu thị lớn từ Lào và Campuchia.

Câu 2:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện thế nào?

A. Số lượng các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

B. Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế.

C. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

D. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.

Câu 3:

Cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta hiện nay không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tương đối đa dạng.

B. Đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm.

C. Ổn định về tỉ trọng giữa các ngành.

D. Đang có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới.

Câu 4:

Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành 3 nhóm chính là

A. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ.

C. công nghiệp cấp, công nghiệp cấp hai, công nghiệp cấp ba.

D. công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 5:

Một trong những đặc điểm quan trọng của cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta là

A. đang nổi lên một số ngành trọng điểm.

B. đang ưu tiên cho các ngành công nghiệp tuyền thống.

C. đang tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi nguồn vốn lớn.

D. đang chú ý phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Câu 6:

Nhận định nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?

A. Có thế mạnh lâu dài.

B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

C. Có tác động mnahj mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

D. Có tính truyền thống , không đòi hỏi về trình độ và sự khóe léo.

Câu 7:

Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. Công nghiệp luyện kim.

C. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

D. Công nghiệp sành sứ và thủy tinh.

Câu 8:

Ngành nào dưới đây không phải là ngàng công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

B. Công nghiệp cơ khí – điện tử.

C. Công nghiệp vật liệu xây dựng.

D. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 9:

Cơ cấu ngành công nghiệp (theo ba nhóm) ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác và giảm tỉ trọng các nhóm ngành khác.

D. Giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến và tăng tỉ trọng các nhóm ngành khác.

Câu 10:

Cơ cấu của ngành công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do

A. Đướng lối phát triển công nghiệp của nước ta.

B. Sự tác động của thị trường.

C. Theo xu hướng chung của toàn thế giới.

D. Tác động của các thiên tai trong thời giam gần đây.

Câu 11:

Công nghiệp nước ta phát triển chậm, phân bố phân tán, rời rạc ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Ven biển miền Trung.

D. Vùng núi.

Câu 12:

Nước ta cần phải chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp nhằm mục đích nào sau đây?

A. Tránh tình trạng phát triển phiến diện, một chiều.

B. Hạn chế các rủi ro do thiên tai gây ra.

C. Thích nghi với tình hình chung và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

D. Phân bố gần nguồn nguyên liệu.

Câu 13:

Hướng nào dưới đây không đặt ra để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta?

A. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nặng.

B. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

C. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

D. Xây dựng cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 26 (có đáp án): Cơ cấu ngành công nghiệp (Phần 1)
Thông tin thêm
  • 2 Lượt thi
  • 13 Phút
  • 13 Câu hỏi
  • Học sinh