Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 14 (có đáp án): Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (phần 3). Tài liệu bao gồm 16 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
27 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Pù Mát thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Thanh Hóa.
B. Quảng Bình.
C. Lâm Đồng.
D. Nghệ An.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Đia lí Việt Nam trang 25, cho biết Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ thuộc tỉnh/thành phố nào dưới đây?
A. Hải Phòng.
B. TP. Hồ Chí Minh.
C. Bà Rịa – Vũng Tàu.
D. Cà Mau.
Câu 3: Hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại rừng nào dưới đây?
A. sản xuất.
B. đặc dụng.
C. phòng hộ.
D. ven biển.
Câu 4: Tổng diện tích rừng đang tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái do
A. chất lượng rừng không ngừng tăng lên.
B. diện tích rừng giàu và rừng phục hồi tăng lên.
C. khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng.
D. diện tích rừng nghèo và rừng mới phục hồi chiếm phần lớn.
Câu 5: Nguyên nhân chủ yếu làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm nhanh là do
A. cháy rừng vì sét đánh.
B. khai thác quá mức.
C. công tác trồng rừng chưa tốt.
D. chiến tranh lâu dài.
Câu 6: Nguyên nhân nào về mặt tự nhiên đã làm cho diện tích rừng ở nước ta hiện nay suy giảm?
A. Cháy rừng vì sét đánh.
B. Công tác trồng rừng chưa tốt.
C. Chiến tranh lâu dài.
D. Khai thác quá mức.
Câu 7: Nguồn hải sản nước ta bị suy giảm rõ rệt là do
A. sự khai thác quá mức.
B. ô nhiễm môi trường nước.
C. sự bùng phát các loại dịch bệnh.
D. sử dụng các chất hóa học trong khai thác.
Câu 8: Nguyên nhân làm thu hẹp diện tích rừng, làm nghèo tính đa dạng của các kiểu hệ sinh thái, thành phần loài và nguồn gen, chủ yếu là do
A. các dịch bệnh.
B. sự khai thác quá mức.
C. chiến tranh tàn phá.
D. cháy rừng và các thiên tai khác.
Câu 9: Nguyên nhân nào dưới đây trực tiếp làm cho diện tích đất trống, đồi trọc giảm mạnh trong những năm gần đây?
A. Chủ trương toàn dân đẩy mạnh trồng rừng.
B. Ban hành sách Đỏ.
C. Quy định việc khai thác rừng một cách hợp lí.
D. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng.
Câu 10: Hoạt động nào dưới đây không phải nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị suy giảm cạn kiệt?
A. Đánh cá bằng thuốc nổ, hóa chất.
B. Xả nước sinh hoạt chưa qua xử lý.
C. Xả rác bừa bãi ở bờ biển (nhựa, nilong).
D. Nuôi trồng thủy sản trên biển.
Câu 11: Hoạt động nào sau đây được xem là nguyên nhân làm cho tài nguyên sinh vật biển bị cạn kiệt?
A. Giao thông vận tải.
B. Du lịch biển – đảo.
C. Đánh bắt thủy sản.
D. Nuôi trồng thủy sản.
Câu 12: Cần thực hiện biện pháp nào về mặt kĩ thuật canh tác để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng đồi núi?
A. Ngăn chặn nạn du canh, du cư.
B. Áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
C. Trồng cây theo băng.
D. Bảo vệ rừng và đất rừng.
Câu 13: Để bảo vệ đất đồi núi cần quan tâm đến việc
A. quản lí sử dụng vốn đất hợp lí.
B. sử dụng các biện pháp chống suy thoái đất.
C. áp dụng tổng thể các biện pháp chống xói mòn đất.
D. phòng ngừa ô nhiễm môi trường đất.
Câu 14: Sức ép của dân số lên tài nguyên nước ta thể hiện rõ nhất ở
A. Tài nguyên rừng.
B. Tài nguyên đất.
C. Tài nguyên biển.
D. Tài nguyên khoáng sản.
Câu 15: Bình quân đất sản xuất nông nghiệp ở vùng nào ngày càng thấp?
A. Vùng núi.
B. Trung du.
C. Đồng bằng.
D. Các đô thị.
Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên nước ta là
A. tình trạng khai thác quá mức.
B. kĩ thuật khai thác còn thô sơ, lạc hậu.
C. hợp tác đầu tư khai thác của nước ngoài.
D. môi trường, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận