Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 27 (có đáp án): Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển. Tài liệu bao gồm 15 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Chương 7: Địa lí nông nghiệp. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
15 Phút
Tham gia thi
0 Lần thi
Câu 1: Vai trò quan trọng nhất của nông nghiệp mà không ngành nào có thể thay thế được là
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
C. Tạo việc làm cho người lao động.
D. Sản xuất ra những mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ.
Câu 2: Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt nông nghiệp với công nghiệp là
A. Sản xuất có tính mùa vụ.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
D. Ứng dụng nhiều thành tựu của khoa học công nghệ và sản xuất.
Câu 3: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.
B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.
D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.
Câu 4: Trong sản xuất nông nghiệp cần hiểu biết và tôn trọng các quy luật tự nhiên vì
A. Nông nghiệp trở thành nhanh sản xuất hàng hóa.
B. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
C. Quy mô và phương hướng sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai.
D. Con người không thể làm thay đổi được tự nhiên.
Câu 5: Đặc điểm điển hình của sản xuất nông nghiệp, nhất là trong trồng trọt đó là
A. Có tính mùa vụ.
B. Không có tính mùa vụ.
C. Phụ thuộc vào đất trồng.
D. Phụ thuộc vào nguồn nước.
Câu 6: Để khắc phục tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cần phải
A. Thay thế các cây ngắn ngày bằng các cây dài ngày.
B. Xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.
C. Tập trung vào những cây trồng có khả năng chịu hạn tốt.
D. Tập trung vào một số cây trồng, vật nuôi.
Câu 7: Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A. Sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
B. Chủ yếu tạo ta sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
C. Hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa.
D. Sản xuất theo lới quảng canh để không ngừng tăng sản xuất.
Câu 8: Tai biến thiên nhiên và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ làm
A. Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm.
B. Trồng trọt, chăn nuôi chỉ có thể phát triển ở một số đối tượng.
C. Tinh mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng rõ rệt.
D. Tăng tính bấp bênh và không ổn định của sản xuất nông nghiệp.
Câu 9: Qũy đất nhiều hay ít ảnh hưởng tới
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả yếu tố trên.
Câu 10: Chất lượng của đất ảnh hưởng tới
A. Năng suất cây trồng.
B. Sự phân bố cây trồng.
C. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 11: Khí hậu và nguồn nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc
A. Xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ,.. tính ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
B. Quy mô sản xuất nông nghiệp.
C. Đầu tư cơ sở vật chât cho sản xuất nông nghiệp.
D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 12: Tập quán ăn uống của con người có liên quan rất rõ rệt tới
A. Sự phát triển của cây trồng và vật nuôi.
B. Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
C. Nguồn lao động của một đất nước.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên
A. Tập quán canh tác cổ truyền.
B. Chuyên môn hóa và thâm canh.
C. Công cụ thủ công và sức người.
D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
Câu 14: Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cao nhất là
A. Trang trại.
B. Hợp tác xã.
C. Hộ gia đình.
D. D. Vùng nông nghiệp.
Câu 15: Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là
A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng.
D. Loại bỏ được tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận