Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Lịch Sử của Trường THPT Chợ Lách. Tài liệu bao gồm 40 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Thi THPT QG Môn Sử. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
10/11/2021
Thời gian
50 Phút
Tham gia thi
39 Lần thi
Câu 1: Phương pháp đấu tranh cơ bản trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh báo chí.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh nghị trường.
Câu 2: Nội dung cơ bản của chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là gì?
A. Kêu gọi sửa soạn khởi nghĩa.
B. Kêu gọi đứng dậy khởi nghĩa.
C. Chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
Câu 3: Chủ trương thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được nêu ra trong sự kiện nào?
A. Đại hội Quốc dân ở Tân Trào.
B. Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào.
C. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6.
D. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8.
Câu 4: Mặt trận Việt Minh có vai trò gì trong cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống Nhật giành độc lập dân tộc.
B. Phát động và đưa ra chỉ thị “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C. Lãnh đạo nhân dân đứng lên lật đổ chế độ phong kiến, xây dựng một xã hội mới.
D. Tập hợp các lực lượng yêu nước, phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù tiến tới đánh bại chúng.
Câu 5: Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng Tám năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?
A. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
B. Từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
C. Từ sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
D. Từ trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương.
Câu 6: Tác dụng của việc kí Hiệp định sơ bộ và Tạm ước năm 1946
A. Để tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù.
B. Có thêm thời gian đấu tranh loại bỏ quân Anh khỏi miền Nam.
C. Có thêm thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Có thêm thời gian đấu tranh loại bỏ quân Trung Hoa Dân quốc khỏi miền Bắc.
Câu 7: Nội dung cơ bản của Tạm ước 14/9/1946 là
A. Ta nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, chính trị ở Việt Nam.
B. Ta nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.
C. Ta nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế để có thêm thời gian củng cố lực lượng.
D. Ta nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Đông Dương.
Câu 8: Nguyên nhân nào buộc Hồ Chí Minh kí với Pháp Tạm ước 14/9/1946
A. Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập của Việt Nam.
B. Cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô thất bại.
C. Pháp lập chính phủ Nam Kì tự trị và tiếp tục gây hấn.
D. Hồ Chí Minh đang ở thăm Pháp, cần tạo không khí hòa hoãn.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không đúng với Hiệp định sơ bộ
A. Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, nằm trong khối liên hiệp Pháp.
B. Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật.
C. Quân Pháp dừng mọi hoạt động quân sự và rút khỏi miền Nam trong vòng 5 năm.
D. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức.
Câu 10: Nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
B. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Đất nước không bị chiến tranh tàn phá.
D. Áp dụng những thành tựu khoa học-kĩ thuật tiên tiến, hiện đại.
Câu 11: Tổ chức quốc tế nào được thành lập theo thỏa thuận của hội nghị Ianta (2-1945)?
A. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
B. Tổ chức Liên hợp quốc (UN).
C. Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WAR).
D. Tổ chức Hòa bình xanh (Greenpeace).
Câu 12: Liên xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ mấy thế giới từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 1970?
A. Thứ tư thế giới.
B. Thứ hai thế giới.
C. Thứ ba thế giới
D. Đứng đầu thế giới.
Câu 13: Một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên mạnh mẽ ở các khu vực nào sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh.
B. Các nước Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ- Latinh.
C. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Bắc Mỹ.
D. Các nước Châu Á, Châu Phi và khu vực Đông- Nam Âu.
Câu 14: Hai cường quốc đã chi phối trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Mỹ và Anh.
B. Mỹ và Đức.
C. Mỹ và Liên-xô.
D. Mỹ và Trung Quốc.
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành một hệ thống trên thế giới?
A. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Châu Phi.
B. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
C. Thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.
D. Thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở khu vực Mỹ Latinh.
Câu 16: Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thế giới đa cực.
B. thế giới đơn cực.
C. thế giới hai cực Ianta.
D. thế giới đơn cực nhiều trung tâm.
Câu 17: Nhân tố hàng đầu chi phối nền các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX là
A. Trật tự thế giới đa cực.
B. Trật tự hai cực – hai phe.
C. Trật tự thế giới đơn cực.
D. Trật tự Véc-xai – Oa-sinh-tơn.
Câu 18: Mĩ và chính quyền Sài Gòn có thái độ, hành động gì sau khi kí kết hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
A. Nghiêm túc thực thi hiệp định.
B. Ngang nhiên phá hoại hiệp định.
C. Yêu cầu đồng minh phủ nhận hiệp định.
D. Kêu gọi cộng đồng quốc tế không thừa nhận hiệp định.
Câu 19: Con đường vận tải chiến lược Bắc - Nam của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là
A. Đường số 4.
B. Đường số 9.
C. Đường số 14.
D. Đường Hồ Chí Minh.
Câu 20: Sự kiện Mĩ dựng lên và lấy đó làm duyên cớ để ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc là
A. Trả đũa cuộc tiến công của quân Giải phóng vào doanh trại quân Mĩ ở Plâyku.
B. Trả đũa cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của quân dân miền Nam.
C. Sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
D. Trả đũa cho sự thất bại của Mĩ ở trận Vạn Tường.
Câu 21: Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến tranh đặc biệt.
B. Chiến tranh cục bộ.
C. Việt Nam hóa chiến tranh.
D. Đông Dương hóa chiến tranh.
Câu 22: Norman Morrison - một công dân Mĩ đã làm hành động gì để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam?
A. Tuyệt thực.
B. Biểu tình.
C. Tự thiêu.
D. Đốt thẻ quân dịch.
Câu 23: Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?
A. Trận Vạn Tường (18 - 8 - 1965).
B. Chiến thắng mùa khô (1965 - 1966).
C. Chiến thắng mùa khô (1966 - 1967).
D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).
Câu 24: Thực hiện sách lược hòa hoãn với Pháp, Hồ Chí Minh đã tiến hành
A. Kí Hiệp định sơ bộ.
B. Kí tạm ước Phôngtennơblô.
C. Kí Hiệp định đình chiến.
D. Liên kết với Liên Xô để đối phó.
Câu 25: Sách lược của Ta đối với kẻ thù trước ngày 6/3/1946 là
A. Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc và Pháp ở miền Nam .
B. Tạm hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc và chống Pháp ở miền Nam
C. Hòa hoãn với Pháp ở miền Nam và đánh quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.
D. Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và nhờ Liên Xô giúp sức để chông Pháp.
Câu 26: Để đối phó với sự cấu kết Hoa- Pháp qua hiệp ước Hoa- Pháp, Đảng ta đã
A. Hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.
B. Đánh quân Pháp ngay, không cho chúng đặt chân đến miền Bắc.
C. Đánh quân Pháp ngay và để quân Trung Hoa Dân quốc về nước.
D. Hòa với Pháp để tránh đối đầu cùng lúc với nhiều kẻ thù.
Câu 27: Hiệp ước Hoa- Pháp ảnh hưởng đến nước ta là
A. Quân Trung Hoa Dân quốc hợp tác với quân Pháp để giải giáp quân Nhật .
B. Quân Pháp vào miền Bắc, Quân Trung Hoa Dân quốc vào miền Nam.
C. Quân Pháp vào miền Bắc để giải giáp quân Nhật thay quân Trung Hoa Dân quốc.
D. Quân Trung Hoa Dân quốc sẽ giúp quân Pháp đánh miền Bắc
Câu 28: Ý nào sau đây không chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ?
A. Mĩ buộc phải tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh.
B. Ta đã đánh thẳng vào các sào huyệt của quân Mĩ ở Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng.
C. Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D. Mĩ đến bàn Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
Câu 29: Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là gì?
A. buộc Mĩ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.
B. mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
C. buộc Mĩ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại Miền Bắc.
D. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
Câu 30: Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam?
A. Phong trào "Hai giỏi".
B. Phong trào "Ba sẵn sàng".
C. Phong trào "Năm xung phong".
D. Phong trào thi đua đạt danh hiệu "Dũng sĩ diệt Mĩ".
Câu 31: “Đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong:
A. Cuộc chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt”.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1972.
D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Câu 32: Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Diễn ra đồng loạt trên các đô thị miền Nam.
B. Tranh thủ thời cơ thuận lợi để tiến công giành thắng lợi quyết định.
C. Kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang với nổi dậy của quần chúng.
D. Đánh vào nơi mạnh nhất của kẻ thù.
Câu 33: Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975) “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
A. Phong trào Đồng Khởi 1959-1960.
B. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
C. Cuộc tiến công chiến lược 1972.
D. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
Câu 34: Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 35: “Ánh sáng sao” là cuộc hành quân nằm trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Na?
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt.
C. Chiến tranh cục bộ.
D. Việt Nam hóa chiến tranh.
Câu 36: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) bộc lộ mâu thuẫn giữa
A. phương tiện chiến tranh với lực lượng tại chỗ.
B. tham vọng với khả năng thực hiện.
C. mục đích chính trị với biện pháp xâm lược.
D. tập trung với phân tán.
Câu 37: Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
A. Do Mĩ đã sử dụng chiêu bài giúp đỡ đồng minh.
B. Do quân Mĩ chỉ đóng vai trò hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa trong các cuộc hành quân.
C. Do quân Mĩ chỉ đóng quân ở Việt Nam trong thời gian ngắn.
D. Do mục đích tham chiến của quân Mĩ là để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Câu 38: Yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968) là
A. tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
B. mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 5 thành phố.
C. tiến công vào các vị trí đầu não của địch ở Sài Gòn.
D. tiến công vào Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn.
Câu 39: Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
A. Tiến công vào Bộ tham mưu quân đội Sài Gòn.
B. Mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa.
C. Tiến công vào sân bay Tân Sơn Nhất.
D. Tiến công vào các vị trí đầu não của địch tại Sài Gòn.
Câu 40: Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
A. lực lượng quân đội để tiến hành các chiến lược chiến tranh.
B. bản chất của loại hình chiến tranh xâm lươc thực dân mới.
C. quy mô tiến hành chiến tranh, biện pháp và mục tiêu.
D. chiến thuật chủ yếu, cố vấn và vũ khí.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận