Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Đề kiểm tra 15 phút GDCD 12 Học kì 1 (có đáp án - Đề 1). Tài liệu bao gồm 21 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Đề thi GDCD 12. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!
Cập nhật ngày
30/11/2021
Thời gian
15 Phút
Tham gia thi
6 Lần thi
Câu 1: Yếu tố nào tạo nên nội dung của pháp luật?
A. Các quy tắc xử sự chung.
B. Văn bản pháp luật.
C. Quy phạm pháp luật.
D. Cả A, B, C.
Câu 2: Các đặc trưng của pháp luật là?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Câu 3: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Câu 4: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật thể hiện ở đặc trưng nào?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Đặc trưng nào của pháp luật để phân biệt pháp luật và đạo đức?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Cả A, B, C.
Câu 6: Bản chất của pháp luật là?
A. Bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp và bản chất thống trị.
C. Bản chất thống trị và cưỡng chế.
D. Bản chất cưỡng chế và tự nguyện
Câu 7: Nhà nước đại diện cho giai cấp nào?
A. Giai cấp thống trị.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp địa chủ.
D. Giai cấp cầm quyền.
Câu 8: Pháp luật mang bản chất xã hội vì?
A. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội.
B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.
C. Pháp luật vì sự phát triển của xã hội.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Pháp luật do quan hệ nào quy định?
A. Quan hệ chính trị.
B. Quan hệ đạo đức.
C. Quan hệ kinh tế.
D. Cả A, B, C.
Câu 10: Mối quan hệ giữa pháp luật với chính trị được thể hiện tập trung trong mối quan hệ nào?
A. A. Giữa đường lối chính trị của đảng cầm quyền và pháp luật của đạo đức.
B. Giữa các cá nhân trong xã hội.
C. Giữa pháp luật và đạo đức.
D. Giữa kinh tế và chính trị.
Câu 11: Giá trị cơ bản nhất của pháp luật là?
A. Công bằng, bình đẳng.
B. Tự do.
C. Lẽ phải.
D. Cả A, B, C.
Câu 12: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp như thế nào?
A. Công bằng và hiệu quả.
B. Bình đẳng và hiệu quả.
C. Dân chủ và hiệu quả.
D. Dân chủ và bình đẳng.
Câu 13: Quản lí bằng pháp luật là phương pháp như thế nào?
A. Công bằng và hiệu quả.
B. Bình đẳng và hiệu quả.
C. Dân chủ và hiệu quả.
D. Dân chủ và bình đẳng.
Câu 14: Đối với công dân, pháp luật có vai trò?
A. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần.
B. Bảo vệ cuộc sống.
C. Thực thi quyền lợi của cá nhân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Câu 15: Công dân được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua các luật?
A. Luật về hành chính.
B. Luật về hình sự.
C. Luật tố tụng.
D. Cả A, B, C.
Câu 16: Nhà nước quản lí xã hội bằng?
A. Pháp luật.
B. Các bộ luật.
C. Các văn bản hành chính.
D. Cả A, B, C.
Câu 17: Anh X lái xe máy lưu thông đúng luật, chị V đang vội đi đón con nên đi ngược chiều và lao phải anh X (giám định là 10%). Trong trường hợp này chị V sẽ bị xử phạt như thế nào?
A. Phạt tù chị V.
B. Cảnh cáo phạt tiền chị V.
C. Không xử lý chị V vì chị có lý do chính đáng.
D. Nhắc nhở chị V lần sau không được tái phạm.
Câu 18: Sinh viên H thuê nhà trọ nhà bà B, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên H đã chậm tiền nhà trọ của bà B 1 tuần. Nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn không thấy B trả tiền phòng trọ nên bà B đã khóa cửa nhốt H. Bà B đã vi phạm quyền gì?
A. Không vi phạm quyền gì vì đây là nhà của bà nên bà có quyền làm gì mình muốn.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân
Câu 19: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ thương thật dưới 30 thì bị phạt tù nhiều nhất là?
A. 1 năm.
B. 2 năm.
C. 3 năm.
D. 4 năm.
Câu 20: Người khám xét trái phép chỗ ở của người khác bị phạt tù nhiều nhất là?
A. Cải tạo không giam giữ 1 năm.
B. Phạt cảnh cáo 5 triệu.
C. Đi tù 1 năm.
D. Đi tù 3 năm.
Câu 21: Chị K buôn bán mỹ phẩm giả danh các hãng mỹ phẩm nổi tiếng nước ngoài bị công an bắt, kết quả giám định cho thấy số hàng giả lên tới 90 triệu đồng. Chị K vi phạm loại pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hành chính.
D. Vi phạm kỷ luật.
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận