Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 16

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 16

  • 30/08/2021
  • 25 Câu hỏi
  • 135 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế - Phần 16. Tài liệu bao gồm 25 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Kinh tế thương mại. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 10 Đánh giá
Cập nhật ngày

18/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Hệ thống Bretton Woods là hệ thống có đặc điểm là gì?

A. Chế độ bản vị vàng

B. Chế độ bản vị vàng hối đoái

C. Hình thành hai tổ chức tài chính quốc tế là IMF và WB

D. Không ý nào ở trên

Câu 2: Điều kiện để vay được tiền của tổ chức IMF:

A. Là thành viên của tổ chức này

B. Dự án phải có tính khả thi

C. Mỹ tán thành

D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Trong điều kiện chính phủ có thể tăng lãi xuất thì:

A. Lượng cung tiền thực tế trong lưu thông giảm đi

B. Lượng cung tiền thực tế trong lưu thông tăng lên

C. Lượng cung tiền thực tế trong lưu thông không thay đổi

D. Không có câu nào ở trên

Câu 4: Hiện nay Việt Nam đang áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái nào:

A. Chế độ tỷ giá hối đoái cố định

B. Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tự do

C. Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý

D. Không có chế độ nào ở trên

Câu 5: Kinh tế quốc tế nghiên cứu:

A. Nghiên cứu nền kinh tế thế giới

B. Nghiên cứu mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các quốc gia

C. Nghiên cứu nền kinh tế của một quốc gia và mối quan hệ kinh tế giữa quốc gia này với các quốc gia khác

D. A & B đúng

Câu 6: Tái xuất khẩu là:

A. Bán hàng hoá trực tiếp cho nước ngoài

B. Xuất khẩu tạm thời hàng hoá từ bên ngoài vào, sau đó tiến hành xuất khẩu sang nước thứ 3 với điều kiện hàng hoá đó không qua gia công chế biến

C. Là hoạt động trung chuyển hàng hóa

D. Bán hàng hoá cho khách du lịch nước ngoài

Câu 7: Những khả năng để phát triển Kinh tế đối ngoại của Việt Nam là:

A. Trình độ khoa học kĩ thuật cao

B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao

C. Nguồn nhân lực rẻ

D. Vị trí địa lý thuận lợi

Câu 8: Thuế quan là gì?

A. Loại thuế đánh vào hàng hoá nhập khẩu

B. Loại thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu

C. Loại thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh

D. Loai thuế đánh vào hàng hoá nội địa

Câu 9: Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

A.  Gây khó khăn cho việc thực hiện các công cuộc cải cách ở các quốc gia

B. Hạn chế các nguồn lực trong nước và nước ngoài

C. Là quá trình xoá bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hoá

D. Gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh

Câu 10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là gì?

A. Làm giảm hiệu quả vốn đầu tư

B. Các nhà đầu tư gặp rủi ro ít

C. Chủ đầu tư nước ngoài tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và chiếm lĩnh thị trường nước sở tại

D. B và C đúng

Câu 11: A gửi tặng B lượng hàng hoá 1000 USD:

A. Ghi nợ chuyển giao đơn phương cho nước ngoài : -1000 USD Ghi có : Xuất khẩu hàng hoá : +1000 USD

B. Ghi nợ chuyển giao đơn phương cho nước ngoài : 1000 USD Ghi có : Xuất khẩu hàng hoá : 1000 USD

C. Ghi nợ chuyển giao đơn phương cho nước ngoài : 1000 USD Ghi có : Xuất khẩu hàng hoá : 1000 USD

D. Ghi nợ : Xuất khẩu hàng hoá : 1000 USD Ghi có chuyển giao đơn phương cho nước ngoài : 1000 USD

Câu 12: Hình thức can thiệp của chính phủ đến tỷ giá:

A. Can thiệp qua thương mại quốc tế

B. Can thiệp vào đầu tư quốc tế

C. Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối

D. Cả 3 phương án trên

Câu 13: Liên kết kinh tế là gì?

A. Tạo sự ổn định cho quan hệ giữa các nước nhằm đạt được các mục tiêu của quá trình liên kết

B. Gây ra tình trạng chia cắt thị trường thế giới, hình thành các nhóm lợi ích cục bộ và làm chậm tiến trình toàn cầu hoá kinh tế

C. Hạn chế cạnh tranh , việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới ở các quốc gia và các doanh nghiệp

D. A và B đúng

Câu 14: FDI là gì?

A. Là nguồn vốn đầu tư của các chính phủ

B. Là nguồn vốn đầu tư của tư nhân, của các công ty

C. Là nguồn vốn đầu tư không hoàn lại

D. Không đáp án nào đúng

Câu 15: Vốn ODA nằm ở khoản mục nào:

A. Tài khoản vãng lai

B. Tài khoản vốn

C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia

D. Tài khoản chênh lệch số thống kê

Câu 16: Vốn ODA nằm ở khoản mục nào:

A. Tài khoản vãng lai

B. Tài khoản vốn

C. Tài khoản dự trữ chính thức quốc gia

D. Tài khoản chênh lệch số thống kê

Câu 17: Tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam so với đồng USD sẽ tăng khi:

A. Cán cân thanh toán thặng dư

B. Cán cân thanh toán thâm hụt

C. Cán cân thanh toán cân bằng

D. Không phải các ý kiến trên

Câu 19: Để đánh giá năng lực phát triển kinh tế đối ngoại của một quốc gia người ta căn cứ vào:

A. Tài nguyên thiên nhiên

B. Nguồn nhân lực

C. Vị trí địa lý 

D. Tất cả đáp án trên

Câu 20: Trong các giải pháp để phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại thì giải pháp nào sau đây là quan trọng nhất:

A. Về kinh tế

B. Về chính trị

C. Về luật pháp

D. Tất cả các giảipháp trên đều quan trọng như nhau tuỳ vào từng hoàn cảnh của một nước mà đánh giá 

Câu 21: Thương mại quốc tế không bao gồm:

A. Gia công quốc tế

B. Trao đổi hàng hoá với người nước ngoài ở trong nước

C. Mua bán cổ phiếu trái phiếu xuyên quốc gia

D. Không phải các ý kiến trên

Câu 22: Đặc điểm của thương mại quốc tế và thị trường thế giới là:

A. Chu kì sống sản phẩm có xu hướng ngày càng rút ngắn

B. Các quốc gia có sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng

C. Thương mại vô hình có xu hướng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng thương mại hữu hình 

D. A và C

Câu 23: Xu hướng bảo hộ mậu dịch và xu hướng tự do hoá thương mại là:

A. Hai xu hướng trái ngược nhau

B. Hai xu hướng mâu thuẫn nhau

C. Hai xu hướng không mâu thuẫn nhau

D. A và C

Câu 24: Hạn chế lớn nhất của lý thuyết Lợi thế tuyệt đối của Adam Smith mà Lý thuyết về lợi thế tương đối của Ricardo đã khắc phục được đó là:

A. Đã đồng nhất chi phí sản xuẩt với tiền lương của công nhân là một

B. Chỉ có hai quốc gia tham gia vào thị trường và chỉ sản xuất hai loại hàng hoá

C. Thương mại quốc tế chỉ xảy ra khi mỗi quốc gia đều có lợi thế tuyệt đối về một trong hai mặt hàng

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 25: Ý nghĩa lớn nhất của lý thuyết lợi thế so sánh tương đối của Ricardo là:

A. Nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong bất cứ mặt hàng nào thì tốt nhất là không nên tham gia vào thương mại quốc tế

B. Nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong bất cứ mặt hàng nào thì sẽ không có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế

C. Nếu một quốc gia không có lợi thế tuyệt đối trong bất cứ mặt hàng nào thì họ vẫn có lợi ích khi tham gia vào thương mại quốc tế

D. Tất cả các ý kiến trên đều sai

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế quốc tế có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 25 Câu hỏi
  • Sinh viên