Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Da Liễu - Phần 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Da Liễu - Phần 1

  • 30/08/2021
  • 30 Câu hỏi
  • 174 Lượt xem

Trắc Nghiệm Hay giới thiệu đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Da Liễu - Phần 1. Tài liệu bao gồm 30 câu hỏi kèm đáp án thuộc danh mục Luật - Môn khác. Tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập, củng cố lại kiến thức để chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới. Mời các bạn tham khảo!

3.7 9 Đánh giá
Cập nhật ngày

20/10/2021

Thời gian

30 Phút

Tham gia thi

0 Lần thi

Câu 1: Bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Có những mảng hồng ban, mụn nước rất ngứa, tiến triển từng đợt, dễ trở thành mạn tính 

B. Mô học là hiện tượng xốp bào

C. Sinh bệnh học là một quá trình phản ứng viêm của da với những dị ứng nguyên trong hoặc ngoài cơ thể, thuộc loại cơ học, vật lý, hóa học, vi trùng, ký sinh trùng trên một cơ địa đặc biệt dễ dị ứng 

D. Tất cả đều đúng

Câu 2: Sinh bệnh học của bệnh Chàm (Eczema) là một quá trình phản ứng viêm của da với….

A. Những dị ứng nguyên chỉ ở trong cơ thể, thuộc loại cơ học, vật lý, hóa học, vi trùng, ký sinh trùng trên một cơ địa đặc biệt dễ dị ứng

B. Những dị ứng nguyên chỉ ở ngoài cơ thể, thuộc loại cơ học, vật lý, hóa học, vi trùng, ký sinh trùng trên một cơ địa đặc biệt dễ dị ứng

C. Những dị ứng nguyên trong hoặc ngoài cơ thể, thuộc loại cơ học, vật lý, hóa học, vi trùng, ký sinh trùng trên một cơ địa đặc biệt dễ dị ứng

D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Mô học của bệnh Chàm (Eczema) có hiện tượng:

A. Ẩm bào

B. Xốp bào

C. Thực bào

D. Thẩm thấu

Câu 4: Vị trí xuất hiện của Chàm (Eczema):

A. Bất kỳ vùng da nào, nhưng thường gặp ở da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân, bìu, âm hộ

B. Bất kỳ vùng niêm mạc và bán niêm mạc như môi, qui đầu đều có thể bị 

C. Chỉ có ở vùng bẹn, đùi, cẳng chân, khuỷu, bàn chân mà không có ở đầu, mặt, bàn tay

D. Chỉ có ở vùng nách, bẹn, khuỷu hoặc vùng quanh bìu, âm hộ…

Câu 5: Tổn thương cơ bản của bệnh Chàm (Eczema) là:

A. Mụn nước 

B. Mụn cơm 

C. Mụn mủ 

D. Mụn trứng cá

Câu 6: Bệnh Chàm (Eczema) tiến triển qua ……. tổn thương cơ bản:

A. 4 giai đoạn

B. 5 giai đoạn

C. 6 giai đoạn 

D. 7 giai đoạn

Câu 7: Thứ tự các giai đoạn của bệnh Chàm (Eczema):

A. Hồng ban, mụn mủ, lên da non, tróc vảy, lichen hóa và hằn cổ trâu, chảy nước và đóng mày

B. Mụn nước, chảy nước và đóng mày, lên da non, lichen hóa và hằn cổ trâu, hồng ban, tróc vảy

C. Hồng ban, mụn nước, chảy nước và đóng mày, lên da non, tróc vảy, lichen hóa và hằn cổ trâu 

D. Lichen hóa và hằn cổ trâu, chảy nước và đóng mày, lên da non, tróc vảy, mụn nước, hồng ban

Câu 8: Hồng ban trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Bắt đầu trên da, xuất hiện vết hoặc đám đỏ, hơi nề, cộm nhẹ, ranh giới không rõ, rất ngứa 

B. Bắt đầu trên niêm mạc, xuất hiện đám sẫm màu, không nề, cộm, ranh giới rõ, không ngứa

C. Bắt đầu trên vùng bán niêm mạc, xuất hiện đám màu nâu, rất cộm và ngứa, ranh giới rõ

D. Bắt đầu trên vùng da, xuất hiện vệt màu đen, cộm, không ngứa, ranh giới rõ

Câu 9: Mụn nước trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Ngày càng nổi rõ và xuất hiện khắp bề mặt đám tổn thương

B. Mụn nước nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim (1-2mm), nông, tự vỡ, san sát bên nhau

C. Bệnh nhân ngứa, gãi gây trợt da, chảy dịch 

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Giai đoạn chảy nước và đóng mày trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Kéo dài vài ngày hoặc vài tuần 

B. Mụn nước vỡ, để lại điểm trợt nhỏ như đầu kim, gọi là giếng chàm 

C. Nhiều điểm trợt liên kết thành đám, mảng trợt đỏ, rỉ dịch, dễ nhiễm khuẩn thứ phát, có mủ là chàm bội nhiễm 

D. Tất cả đều đúng

Câu 11: Giai đoạn lên da non của bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Tổn thương giảm viêm, giảm sung huyết, bớt chảy dịch 

B. Tổn thương tiến triển với tăng viêm, sung huyết và chảy dịch nhiều hơn 

C. Các vết trợt khô, đóng vảy, lên da non thành một lớp da nhẵn bóng như vỏ hành

D. A và C đúng

Câu 12: Giai đoạn tróc vảy của bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Thượng bì nứt ra và tróc vảy vụn hay từng mảng 

B. Da không trở lại bình thương, luôn để lại vài vết sẹo

C. Da từ từ trở lại bình thường, không để lại sẹo

D. A và C đúng

Câu 13: Giai đoạn Lichen hóa và hằn cổ trâu trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Khi bệnh lâu ngày, da càng sẫm màu, dày lên, bề mặt xù xì, thô ráp

B. Sờ nền da thấy cứng, cộm

C. Hằn da nổi rõ 

D. Tất cả đều đúng

Câu 14: Bệnh Chàm (Eczema) được chia làm các giai đoạn:

A. Giai đoạn cấp tính, giai đoạn bán cấp tính, giai đoạn mạn tính 

B. Giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính

C. Giai đoạn cấp tính và giai đoạn bán cấp tính 

D. Giai đoạn cấp tính, giai đoạn mạn tính và giai đoạn hoại tử

Câu 15: Giai đoạn cấp tính trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Đỏ da (hồng ban), mụn nước, chảy nước 

B. Đóng vảy da, lên da non, khô hơn

C. Lichen hóa, hằn cổ trâu 

D. Đỏ da, đóng vảy, lên da non 

Câu 16: Giai đoạn bán cấp tính trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Đỏ da (hồng ban), mụn nước, chảy nước

B. Đóng vảy da, lên da non, khô hơn

C. Lichen hóa, hằn cổ trâu 

D. Đỏ da, đóng vảy, lên da non

Câu 17: Giai đoạn mạn tính trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Đỏ da (hồng ban), mụn nước, chảy nước 

B. Đóng vảy da, lên da non, khô hơn 

C. Lichen hóa, hằn cổ trâu 

D. Đỏ da, đóng vảy, lên da non

Câu 18: Trên thực tế, các giai đoạn của bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Phân chia rõ rệt, tiến triển theo thứ tự từ giai đoạn này sang giai đoạn khác

B. Không phân chia rõ rệt mà thường xen kẽ nhau, lồng vào nhau

C. Có khi đã sang giai đoạn sau mà vì một nguyên nhân nào đó lại trở lại giai đoạn trước

D. B và C đúng

Câu 19: Ngứa trong bệnh Chàm (Eczema) có đặc điểm:

A. Là triệu chứng xuyên suốt

B. Xuất hiện sớm nhất

C. Tồn tại da dẳng

D. Tất cả đều đúng

Câu 20: Các dạng lâm sàng của Bệnh Chàm (Eczema) gồm có:

A. Chỉ có chàm nội sinh, không có chàm ngoại sinh

B. Không có chàm nội sinh, chỉ có chàm ngoại sinh 

C. Chàm nội sinh và chàm ngoại sinh 

D. Tất cả đều đúng

Câu 21: Chàm nội sinh gồm có các dạng sau:

A. Chàm thể tạng 

B. Viêm da tiết bã

C. Chàm tiết bã, đồng tiền

D. Tất cả đều đúng

Câu 22: Chàm ngoại sinh gồm có:

A. Viêm da tiếp xúc do kích ứng 

B. Viêm da tiếp xúc da dị ứng 

C. Viêm da tiếp xúc da ánh sáng

D. Tất cả đều đúng

Câu 23: Biến chứng của bệnh Chàm (Eczema):

A. Lichen hoá: trường hợp kéo dài do gãi, chà xát

B. Bội nhiễm: tổn thương có mụn mủ

C. Ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, chậm phát triển thể lực

D. Tất cả đều đúng

Câu 24: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Chàm (Eczema) theo Hanifin và Rajlca 1980:

A. 3 tiêu chuẩn chính và 24 tiêu chuẩn phụ 

B. 4 tiêu chuẩn chính và 23 tiêu chuẩn phụ 

C. 5 tiêu chuẩn chính và 22 tiêu chuẩn phụ

D. 6 tiêu chuẩn chính và 21 tiêu chuẩn phụ

Câu 25: Tiêu chuẩn chẩn đoán chàm thể tạng của Hội Nghề Nghiệp vương quốc Anh, theo Williams: 

A. 1 tiêu chuẩn bắt buộc là bệnh da ngứa kèm theo 3 trong 5 tiêu chuẩn phụ

B. 1 tiêu chuẩn bắt buộc là bệnh da ngứa kèm theo 2 trong 5 tiêu chuẩn phụ

C. 1 tiêu chuẩn bắt buộc là bệnh da ngứa kèm theo 4 trong 5 tiêu chuẩn phụ

D. 1 tiêu chuẩn bắt buộc là bệnh da ngứa kèm theo 1 trong 5 tiêu chuẩn phụ

Câu 26: Chẩn đoán phân biệt bệnh Chàm (Eczema) với các bệnh sau:

A. Chàm vi trùng, chàm tiếp xúc

B. Bệnh da có mụn nước, ghẻ, nấm, rôm 

C. Bạch biến, lang ben

D. A và B đúng

Câu 27: Điều trị chống viêm trong bệnh Chàm (Eczema) với:

A. Giai đoạn cấp: đỏ, phù nề, chảy nước dùng nước muối sinh lý, thuốc tím loãng, Jarish

B. Giai đoạn bán cấp: đỏ, phù nề, chảy nước ít → kem, hồ nước, dầu kẽm, Brocq

C. Giai đoạn mãn: dày, thâm, lichen hoá → mỡ hoặc thuốc oxy hoá khử: corticoid, goudron, Ichtyol 

D. Tất cả đều đúng 

Câu 28: Điều trị toàn thân bệnh Chàm (Eczema) với:

A. Vitamin C, B, E 

B. Quang hoá liệu pháp UVA 

C. Ức chế miễn dịch: corticoid, cyclosporin A, Azathioprin 

D. Tất cả đều đúng

Câu 29: Điều trị bệnh Chàm (Eczema) cần:

A. Chăm sóc da, khống chế các yếu tố bộc phát bệnh 

B. Giảm ngứa

C. Chống nhiễm trùng, bội nhiễm

D. Tất cả đều đúng

Câu 30: Nhiễm độc da dị ứng thuốc (dị ứng da do thuốc):

A. Là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể khi dùng thuốc đã có giai đoạn mẫn cảm không phụ thuộc vào liều lượng, có tính mẫn cảm chéo và có liên quan đến cơ chế miễn dịch

B. Bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện phong phú với 4 loại cơ chế sinh bệnh khác nhau (Gell và Coombs ), nhưng triệu chứng ngoài da vẫn là nổi bật nhất

C. Các thể lâm sàng đa dạng: nhiễm độc da dị ứng thể hồng ban đa dạng, thể ban đỏ, thể đỏ da toàn thân, hội chứng Stevens-johnson, hội chứng Lyell…

D. Tất cả đều đúng

Chưa có bình luận

Đăng Nhập để viết bình luận

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Da Liễu có đáp án

Chủ đề: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Da Liễu có đáp án Xem thêm...

Thông tin thêm
  • 0 Lượt thi
  • 30 Phút
  • 30 Câu hỏi
  • Sinh viên