Câu hỏi:
Trong các phát biểu dưới đây về di truyền quần thể, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Quá trình giao phối gần ở động vật hay tự thụ phấn ở thực vật thường là tăng tần số alen trội, làm giảm tần số alen lặn.
(2) Quá trình giao phối thường là cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền.
(3) Nếu quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền thì có thể dựa vào kiểu hình để suy ra tần số của các alen trong quần thể.
(4) Tự thụ phấn luôn dẫn đến thoái hóa giống.
(5) Quá trình tự thụ phấn qua nhiều thế hệ làm phong phú vốn gen của quần thể.
(6) Quần thể ngẫu phối hay nội phối thường có tần số alen ổn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định.
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
Câu 1: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có những đặc điểm nào sau đây?
(1) Đa dạng và phong phú về kiểu gen.
(2) Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
(3) Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ.
(4) Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ.
Phương án đúng là:
A. (1), (2) và (3)
B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (3)
D. (1), (2) và (4)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 2: Một quần thể ban đầu có tỉ lệ kiểu gen aa chiếm 0,1, còn lại kiểu gen AA và Aa. Sau 5 thế hệ tự phối bắt buộc, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể còn lại là 0,01875. Tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể ban đầu là
A. 0,3 AA : 0,6 Aa : 0,1 aa
B. 0,6 AA : 0,3 Aa : 0,1 aa
C. 0,0375 AA : 0,8625 Aa : 0,1 aa
D. 0,8625 AA : 0,0375 Aa : 0,1 aa
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 3: Một quần thể chuột khởi đầu có số lượng 3000 con, trong đó chuột lông xám đồng hợp là 2100 con, chuột lông xám dị hợp là 300 con, chuột lông trắng là 600 con. Biết màu lông do 1 gen gồm 2 alen (A và a) quy định. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể trên là:
A. A = 0,7 ; a = 0,3
B. A = 0,6 ; a = 0,4
C. A = 0,75 ; a = 0,25
D. A = 0,8 ; a = 0,2
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 4: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Tần số tương đối của 1 alen được tính bằng tỉ lệ phần trăm các kiểu hình của alen đó trong quần thể.
B. Vốn gen của quần thể là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể tại một thời điểm xác định.
C. Tần số alen của các gen giống nhau ở các quần thể.
D. Cấu trúc di truyền của quần thể thể hiện thông qua tần số alen và tần số kiểu gen.
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 5: Cho các quần thể giao phối ngẫu nhiên với thành phần kiểu gen như sau:
(1) 0,6AA : 0,4aa (2) 0,36AA : 0,5Aa : 0,14aa.
(3) 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa (4) 0,75Aa : 0,25aa.
Sau một thế hệ ngẫu phối thì những quần thể nào ở trên sẽ có cấu trúc di truyền giống nhau?
A. (1) và (3)
B. (2) và (4)
C. (1) và (4)
D. (3) và (4)
30/11/2021 0 Lượt xem
Câu 6: Cho biết, ở 1 loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) toàn cây hoa đỏ, thế hệ F1 có tỉ lệ 96% số cây hoa đỏ : 4% số cây hoa trắng. Tỉ lệ kiểu gen của P và F1 lần lượt là
A. P: 0,84 AA : 0,16 Aa và F1: 0,88 AA : 0,08 Aa : 0,04 aa.
B. P: 0,8 AA : 0,2 Aa và F1: 0,88 AA : 0,08 Aa : 0,04 aa.
C. P: 0,64 AA : 0,36 Aa và F1: 0,78 AA : 0,18 Aa : 0,04 aa.
D. P: 0,74 AA : 0,26 Aa và F1: 0,68 AA : 0,08 Aa : 0,24 aa.
30/11/2021 0 Lượt xem
- 0 Lượt thi
- 27 Phút
- 20 Câu hỏi
- Học sinh
Chia sẻ:
Đăng Nhập để viết bình luận